Bệnh quai bị ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Bệnh quai bị ở trẻ em do một loại vi rút thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Nó rất dễ lây lan thành dịch khi tiếp xúc với nước bọt người bệnh, đặc biệt ở những nơi công cộng như trường học, khu vui chơi… Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi.

Bệnh quai bị ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Bệnh quai bị ở trẻ em nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Các dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em

Vì thời gian ủ bệnh khá dài từ 17 đến 28 ngày nên các mẹ thường không nhận thấy điều gì bất thường ở trẻ, cho đến khi trẻ bức rức khó chịu và bắt đầu sốt cao từ 39 đến 40 độ C.

Các biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em gồm nhức đầu, nôn ói, chảy nước bọt và má sưng to một bên mặt hay hai bên cùng một lúc. Lúc này trẻ không thể ăn hay uống bất kỳ thứ gì. Đôi khi bệnh nhân quai bị không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào, như tuyến nước bọt không sưng to, không đau, chỉ có sốt và đau đầu làm nhiều mẹ thường lầm tưởng với các bệnh mùa hè khác rồi tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

Sau 7-10 ngày bệnh sẽ tự khỏi và trẻ sẽ được miễn dịch suốt đời. Các mẹ đừng chủ quan nhé, vì vi-rút không chỉ lưu trú ở tuyến nước bọt mà còn di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể gây nên các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh quai bị ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

“Điểm mặt” những thói quen ảnh hưởng sức khỏe bé
Mẹ đã biết chưa? Có những thói quen không chỉ cản trở sự phát triển khỏe mạnh của bé mà thậm chí còn khiến bé dễ mắc bệnh nữa. Cùng MarryBaby liệt kê ra vài thói quen mà các bé thường mắc phải nhé!

Các biến chứng của bệnh quai bị

Tiếp theo giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn toàn phát, chỉ sau hai ngày vi-rút sẽ di chuyển lên màng não, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng nhức đầu nặng, cứng cổ.

Đối với bé trai, tình trạng có thể nghiêm trọng khi bé bị sưng, đau tinh hoàn, teo tinh hoàn dẫn đến việc giảm số lượng tinh trùng và hậu quả cuối cùng là vô sinh. Bé gái sẽ có hiện tượng tức bụng dưới và đau khi sờ nắn. Mẹ nên lưu ý vấn đề này vì nếu chữa hết bệnh quai bị nhưng hậu quả để lại vô cùng nặng nề cho các bé.

Bên cạnh đó là bệnh quai bị có thể trở thành dịch bệnh lây lan ngoài cộng đồng khi để trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với dịch tiết nước bọt của bệnh nhân.

Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên, mẹ nên đưa trẻ tới trạm y tế hay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để các bác sỹ có thể chẩn đoán bệnh kịp thời và đưa ra cách chữa trị hiệu quả nhất. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, những mẹo sau đây có thể cộng hưởng làm cho triệu chứng của bé được thuyên giảm đi phần nào.

Đầu tiên, mẹ cách ly trẻ không cho trẻ tới những nơi công cộng vì dễ lây lan bệnh cho người khác. Sau đó cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, không được đùa giỡn quá mạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe trẻ đặc biệt là tinh hoàn của bé trai.

Tiếp theo, mẹ cần hạ sốt và giảm đau đầu. Mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol vừa hạ sốt vừa chữa đau đầu với hàm lượng 1kg thể trọng/1mg paracetamol có vị cam hoặc chanh cho bé dễ uống. Nếu bé còn sốt mà chưa đến cử uống thuốc, mẹ có thể chườm lạnh cho trẻ bằng những miếng dán hạ sốt. Lưu ý nhỏ cho mẹ, mẹ bỏ miếng dán vào ngăn mát tủ lạnh thì miếng hạ sốt sẽ phát huy tác dụng hơn nhé.

Bệnh quai bị ở trẻ em và những điều mẹ cần biết

Mách mẹ cách xử lý nhanh khi trẻ sốt cao co giật
Sốt cao co giật là hiện tượng hay xảy ra với trẻ nhỏ, điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ động kinh sau này. Khi thấy trẻ sốt cao co giật, mẹ cần xử lý nhanh để tránh những di chứng nguy hiểm về sau.

Bên cạnh đó, mẹ cho trẻ uống nhiều và nước ăn các thức ăn lỏng dễ nuốt như súp, cháo, các loại ngũ cốc. Mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm sữa cũng rất tốt.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên bằng cách súc miệng với nước muối sinh lý natri chloric 0.9%. Súc nước muối không chỉ vệ sinh răng miệng mà còn làm cổ họng trẻ bớt khô vì tuyến nước bọt đã bị viêm.

Nếu trẻ đã bớt sốt thì các mẹ có thể chườm nóng tại chỗ sưng đỏ để giảm bớt phần nào tình trạng đau. Mẹ đừng vừa chườm nóng và chườm lạnh cùng một lúc nhé vì trẻ sẽ bị sốc nhiệt và làm nặng thêm bệnh tình của trẻ.

Bệnh quai bị ở trẻ em có thể dễ dàng phòng ngừa bằng vắc-xin. Bé từ 9 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu được tiêm vắc xin theo lịch tiêm chủng quốc gia. Tiêm 1 mũi duy nhất vào giai đoạn 9 tháng đến 12 tuổi. Nếu bé trên 12 tuổi phải tiêm 2 mũi, cách nhau 6-8 tuần. Mẹ hãy chú ý lịch tiêm phòng và đưa bé đến các trạm y tế hay trung tâm y tế dự phòng để được tiêm phòng nhé!

Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.