Tất tần tật về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em vốn dĩ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu lơ là triệu chứng ban đầu, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết hay có tên khoa học chính xác là sốt xuất huyết do virus là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Arenavirus,Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus gây ra. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt.

Vật truyền bệnh từ người sang người là muỗi, đặc biệt là muỗi vằn. Loại muỗi này thường cư trú ở trong góc tối, nơi ẩm thấp và hoạt động bất kể ngày đêm.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng như người lớn đều có chung 2 nguyên nhân gây bệnh:

  • Do siêu vi trùng Dengue gây ra
  • Muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành

Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ ngày đầu tiên bé sốt. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý thời điểm đó có phải đang trong giai đoạn bùng phát dịch sốt xuất huyết, hoặc người xung quanh có ai đang mắc bệnh hay không.

Tất tần tật về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Khi sốt xuất huyết vào mùa, mẹ cần cẩn trọng khi chăm sóc trẻ bị sốt

Giai đoạn khởi phát, ngày 1-2: Trẻ sốt cao, đột ngột, mặt ửng đỏ, cổ họng đỏ nhưng không đau. Lúc này, mẹ chưa cần đưa bé đến bệnh viện, có thể giữ ở nhà để theo dõi thêm.

Nếu trẻ vẫn có dấu hiệu sốt cao, mẹ nên thử tìm các dấu hiệu xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ.

Giai đoạn tăng trưởng, ngày thứ 3: Các triệu chứng sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn. Ngoài sốt cao, bé có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng.

Giai đoạn chuyển biến, ngày thứ 4-5: Các triệu chứng rõ ràng hơn. Bé có những vết ban đỏ khắp người, sốt cao, chảy máu cam…

Nếu thấy những dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, người lờ đờ, đau bụng, nôn ói, chảy máu nhiều, tay chân lạnh… mẹ nên đưa bé đến bệnh viện.

Tất tần tật về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết và sốt siêu vi, mẹ đã biết phân biệt?
Sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở trẻ em tuy có triệu chứng ban đầu tương đối giống nhau như sốt, cơ thể mệt mỏi và đau nhức nhưng hai dạng sốt này hoàn toàn khác nhau. Cha mẹ cần biết cách phân biệt để có biện pháp phòng tránh cũng như xử trí khi trẻ bị bệnh

Chăm sóc trẻ đúng cách

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết giai đoạn nhũ nhi hay khi con đang lớn đều tuân thủ theo các nguyên tắc chính như sau:

Bổ sung nước cho cơ thể

Khi bị sốt, cơ thể bé sẽ bị mất nước kèm với những triệu chứng mệt mỏi, ăn kém càng làm cho trẻ trở nên thiếu nước hơn. Vì vậy, mẹ cần khuyến khích bé uống thật nhiều nước. Trẻ dưới 5 tuổi uống khoảng từ 500-1500ml nước, trẻ trên 5 tuổi uống 2.000-2.500ml.

Tất tần tật về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho bé uống thêm các loại nước ép trái cây

Uống thuốc hạ sốt

Cho bé uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng thuốc Ibufrophen, Aspirin để hạ sốt. Thuốc này rất có hại đối với người bị bệnh sốt xuất huyết vì dễ gây xuất huyết nặng.

Dinh dưỡng cho bé bị sốt xuất huyết

Cho bé ăn thức ăn ở dạng lỏng, nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, sữa. Đặc biệt, cần cung cấp thêm các loại vitamin nhóm A, B, C nhằm tăng cường hoạt động chuyển hóa cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh.

Khi bị sốt xuất huyết, trẻ cần nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, không cho trẻ tiếp xúc với mưa, nắng. Mặc quần áo rộng rãi, lau người bằng khăn ấm để tránh sốt cao gây co giật.

Tất tần tật về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Hạ sốt cho bé: Những sai lầm “kinh điển” của mẹ
Sai lầm khi hạ sốt cho con không chỉ khiến tình trạng bệnh tật kéo dài hơn mà còn có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Mẹ đừng quên ghi chú lại những lỗi thường gặp để tránh mắc phải khi chăm sóc con bị sốt nhé

“3 không” khi trẻ bị sốt xuất huyết

Khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết nhiều mẹ mắc phải một sốt sai lầm khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Đó có thể là áp dụng bài thuốc dân giang không đúng hay tự ý chuẩn đoán tình trạng bệnh và cho bé uống thuốc… Có những lúc mẹ cần nói “không” để tránh ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

1. Không nên cạo gió, cắt lễ vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.

2. Không tự ý cho trẻ uống thuốc. Không dùng hạ sốt bằng Aspirin, Ibuprofen.

3. Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện vì đã có không ít trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc hay vắc xin chủng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ, cách hiệu quả nhất vẫn là phòng chống bệnh. Để tránh bị muỗi đốt nên cho trẻ ngủ màn kể cả ngày lẫn đêm. Phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ xung quanh nhà.

Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.