Hiện nay bệnh viêm mũi dị ứng khá phổ biến. Tần suất mắc bệnh ở người lớn là 30% còn trẻ nhỏ là 40%. Trẻ bị viêm mũi dị ứng gặp nhiều khó chịu và phiền toái trong các sinh hoạt hàng ngày. Các biện pháp dưới đây sẽ làm giảm bớt đi phần nào các triệu chứng khó chịu ở trẻ.
Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng là điều đầu tiên mẹ cần làm để bảo vệ sức khỏe con yêu
Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?
Trẻ bị viêm mũi dị ứng là do sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ đối với các tác nhân kích thích bên ngoài, cơ quan đáp ứng ở đây là xoang mũi. Bệnh không phải vi-rút hay vi khuẩn gây ra mà do cơ địa của từng trẻ. Có thể cùng một tác nhân kích thích nhưng có trẻ sẽ biểu hiện bệnh, có trẻ thì không. Do phụ thuộc vào cơ địa nên bệnh mang yếu tố di truyền khá cao. Vì vậy nếu ba và mẹ bị ảnh hưởng bởi tác nhân nào, trẻ cũng sẽ bị tương tự.
Các tác nhân kích thích trẻ có thẻ tiếp xúc như: thời tiết, phấn hoa và bụi bẩn, nấm móc hay thậm chí là một mùi lạ nào đó khi trẻ vô tình hít phải. Các tác nhân trên có thể xâm nhập bằng cách qua da hoặc hít thở và qua cả đường ăn uống.
Tình hình sức khỏe của trẻ cũng là yếu tố quan trọng. Khi sức khỏe của trẻ kém, hệ thống miễn dịch cũng kém theo. Đây là cơ hội để các tác nhân kích thích xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng.
5 cách tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Giữ vệ sinh môi trường chung quanh, giữ ấm cơ thể cho bé, không cho bé ăn uống đồ lạnh. Bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng
Ngoài ngứa mũi, trẻ bị viêm mũi dị ứng còn ngứa cả mắt, họng và vùng da dưới cổ, tiếp tục là hắt hơi liên tục không ngừng. Điều này báo hiệu rằng trẻ dị ứng với một tác nhân nào đó, mẹ nên tìm hiểu và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân trên.
Với trẻ bị dị ứng thời tiết, khi gặp lạnh trẻ sẽ hắt hơi liên tục. Đặc biệt là vào sáng sớm khi ngủ dậy, khi thời tiết thay đổi đột ngột hay khi chuyển mùa. Kèm theo hắt hơi là hiện tượng đau đầu, đau tức ngực vì lúc này các cơ đang co thắt lại.
Song song với các biểu hiện trên, trẻ còn bị ngạt mũi, đôi khi ngạt một bên đôi khi ngạt cả hai. Lúc này trẻ không thở được bằng đường mũi nữa mà phải thở bằng đường miệng, điều này làm vòm họng của trẻ bị khô. Lúc này mẹ nên cho trẻ nằm gối cao và nhỏ nước muối sinh lý giúp đường thở của trẻ được thông thoáng, tiếp theo đó là chảy nước mũi, dịch mũi trong suốt không có mùi hôi.
Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, trẻ thường phát bệnh theo từng cơn hay từng đợt vào các thời điểm của tác nhân gây dị ứng. Ngoài từng đợt đó ra, trẻ hoàn toàn bình thường. Bệnh có thể diễn tiến hàng ngày, hàng tháng hay thậm chí hàng năm và theo vùng miền. Nếu để tình trạng trên kéo dài và liên tục có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính rất khó chữa trị.
Chăm sóc con những ngày bị viêm mũi
Các bà mẹ luôn cố gắng giúp con phòng tránh bệnh một cách tốt nhất, thế nhưng làm sao tránh được bệnh thời tiết. Những khi trái gió trở trời là con lại sụt sịt. Rồi căn bệnh sổ mũi kéo đến khiến con thò lò mũi xanh và như một thói quen, con đưa tay lên quẹt lấy quẹt để khiến cho chiếc mũi nhỏ…
Xử sao khi trẻ bị viêm mũi dị ứng?
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng mẹ nên ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc như: Luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ; Chăn, mền, grap và cả gối nên giặt giũ thường xuyên. Không nên sử dụng bếp than, bếp lò trong nấu nướng hay nuôi thú cưng trong nhà. Đây là những yếu tố phổ biến nhất dẫn đến dị ứng ở trẻ nhỏ. Khi đưa trẻ đến những nơi công cộng nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc lá… mẹ nên cho trẻ mang các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, khăn trùm…
Kèm theo đó là nâng cao sức đề kháng tự nhiên của trẻ, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố vi lượng, vi khoáng chất. Ngoài ra, mẹ cũng nên khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thường xuyên.
Với trẻ đã mắc bệnh, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Bác sĩ có thể cho bé uống thuốc chứa chất kháng histamin như Clopheniramin, Promethazin dạng viên uống hay dạng si rô kèm theo là các loại vitamin…
Điều trị đặc hiệu bằng phương pháp giảm mẫn cảm với điều kiện đã tìm được dị nguyên của trẻ. Giảm mẫn cảm đặc hiệu được tiến hành như sau, đưa dị nguyên mà trẻ bị dị ứng vào cơ thể với liều rất nhỏ và tăng dần lên để cơ thể trẻ tạo kháng thể và quen dần với dị nguyên. Thời gian điều trị khá dài từ 6 tháng đến 5 năm. Các biện pháp trên chỉ nên áp dụng khi trẻ bị dị ứng mạnh trong thời gian dài. Tất cả các biện pháp ấy đều cần thông qua sự chỉ định của bác sĩ mẹ nhé.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị tận gốc, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc bừa bãi.
Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.