Không phải bệnh nào cũng cần nhập viện điều trị. Với bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi, chỉ cần chăm sóc đúng cách tại nhà, trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Học ngay cách chăm sóc đúng chuẩn sau mẹ nhé!
Bình tĩnh khi phát hiện trẻ bị bệnh
Sau khi sinh, hầu hết trẻ đều bị mắc bệnh tay chân miệng. Bệnh ở trẻ nhỏ có đặc trưng ban đầu là sốt và nổi mụn nước ở lòng bàn tay, chân, mông, lở miệng sau khi sốt 1-2 ngày.
Tuy nhiên, trước khi sốt, có thể trẻ sẽ tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, khóc nói đau miệng hoặc thường dùng tay chỉ trỏ vào miệng… Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi gần nhà để xác định xem có đúng là bị tay chân miệng hay không.
Điều quan trọng nhất là mẹ cần xác định xem trẻ có bị bệnh tay chân miệng hay không
Nếu trẻ bị tay chân miệng thì trước hết cần chăm sóc và theo dõi tại nhà. Nếu ngay từ đầu đã nhận thấy các dấu hiệu như sốt hơn 2 ngày hoặc trẻ sốt cao từ 39 độ trở lên, uống thuốc khó và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nhanh chóng đưa trẻ nhập viện ngay:
- Tiếp tục sốt cao trên 39 độ
- Giật mình chới với, lúc thiu thiu ngủ, nẫy người
- Thở mệt, da nỗi bông, không sờ thấy mạch hay mạch đập quá nhanh
Đây đều là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển nặng, có thể gặp biến chứng nên cha mẹ không nên lơ là, chủ quan.
Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đa phần không nguy hiểm và sẽ nhanh khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, sốt cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu ba mẹ không nhận định đúng tình hình sức khỏe của bé.
Cách chăm sóc tại nhà khoa học tại nhà
Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng và được chỉ định chăm sóc tại nhà, các mẹ cần chú ý thực hiện đúng những nguyên tắc sau để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh:
1. Khi trẻ nổi mụn nước nhiều
Thông thường, khi trẻ nổi mụn nước sẽ hết sốt. Tuy nhiên phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng khi thấy trẻ nổi nhiều mụn nước. Theo các bác sĩ nhi, nổi nhiều mụn nước là dấu hiệu bệnh của trẻ nhẹ hơn so với việc nổi ít mụn.
Lúc này, cha mẹ không nên bôi thuốc xanh lên mụn nước vì trên thực tế bôi vào cũng chẳng có tác dụng gì. Hơn nữa việc này càng làm bác sĩ khó chẩn đoán bệnh hơn. Việc cha mẹ cần làm là tắm rửa cho trẻ như thường ngày và chờ cho đến khi mụn tự khô (thường là sau 5-7 ngày sau đó).
2. Không lạm dụng kháng sinh, vitamin
Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ thiếu vi chất do ăn uống kém vì bệnh tay chân miệng nên cần bổ sung vitamin. Thật ra việc này không cần thiết bởi bệnh thường làm trẻ bị loét miệng nên trở nên kén ăn, việc cố ép trẻ uống vitamin chỉ làm đau miệng thêm và tăng tình trạng biếng ăn, khiến trẻ càng thiếu vi chất hơn.
Không vội cho trẻ uống thêm vitamin hay bôi thuốc kháng sinh
Với kháng sinh, nếu trẻ không bị bội nhiễm do loét miệng nhiều thì không nên dùng bởi lạm dụng kháng sinh dễ gây nên tình trạng kháng kháng sinh sau này, rất nguy hiểm cho trẻ.
3. Chú ý vấn đề ăn uống của trẻ
Về vấn đề ăn uống của trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh nên đảm bảo cho trẻ uống thật nhiều nước và ăn thức ăn mềm, không cần phải nhai nhiều. Tránh thức ăn nóng, nhiều gia vị, nhất là thức ăn mặn, chua hoặc quá cay vì có thể gây kích ứng khiến trẻ đau miệng hơn.
Mẹ nên để thức ăn nguội hoàn toàn, làm mát sữa hoặc nước uống để làm dịu miệng, giúp trẻ uống nhiều hơn. Ngoài ra, với trẻ nhỏ, bạn nên hạn chế dùng núm vú mà nên cho trẻ uống bằng cốc, muỗng hoặc xylanh để không làm trẻ đau miệng hơn.
4. Giảm đau miệng để trẻ ăn ngon hơn
Bệnh tay chân miệng thường sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày khởi phát (tỷ lệ khỏi bệnh là 90%) và bước sang ngày thứ 4, trẻ sẽ tươi tắn dần lên, nếu không giật mình hay sốt cao là bệnh sẽ ổn và khỏi dần.
Tuy nhiên, trẻ bị bệnh thường đau miệng nên ăn uống kém và khó ngủ, khóc thút thít suốt. Mẹ có thể áp dụng cách sau để rơ miệng làm giảm đau rát miệng cho con: Mua vài gói thuốc Grangel (thuốc dạ dày), Varogel, Phosphalugel bỏ vào ngăn mát tủ lạnh rồi chấm vào vết loét miệng của trẻ hoặc dùng rơ miệng, cho trẻ ngậm.
Có nên ngừng ăn dặm vì bé bị ốm?
Việc cho bé làm quen với thực phẩm dạng đặc thường không dễ dàng như nhiều mẹ vẫn hình dung. Đặc biệt, với những trường hợp khi bé bị sốt hay bị bệnh nói chung thì mẹ rất dễ đưa ra quyết định tạm ngừng ăn dặm. Điều này có cần thiết hay không?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh tuy có biến chứng nhưng rất hiếm gặp. Vì vậy chỉ cần chăm sóc đúng cách và chú ý quan tâm đến phản ứng của trẻ để nhập viện đúng lúc, trẻ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh và phát hiện biến chứng kịp thời nếu có.
Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.