Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chắc chắn rằng bé thực sự bị táo bón trước khi bạn bắt đầu chữa trị. , đặc biệt là trẻ bú mẹ, đôi khi cũng có những lần đại tiện cách nhau tới 3 hay 4 ngày chỉ vì bé đã chuyển hóa được gần như tất cả những gì bé bú vào.
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường xuất hiện những dấu hiệu sau: không đại tiện hơn 3 hay 4 ngày, chán ăn, khó ngủ, hơi trướng bụng, hay cằn nhằn khó chịu đi kèm với tiếng khóc ré chói tai, và xì hơi nặng mùi. Nếu bé cưng đang có những dấu hiệu trên, mẹ có thể tham khảo những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh dưới đây để “giải cứu” cục cưng khỏi chứng táo bón khó chịu.
1. Cho bé uống nước ép trái cây loãng
Nước trái cây chỉ dùng cho bé uống thêm, không thể thay thế khẩu phần của bé. Hòa 15ml nước trái cây với 15ml nước và cho bé uống 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn. Không làm ngọt nước trái cây, đường không giúp cải thiện tình trạng táo bón mà có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Các loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa của trẻ là mận, táo, lê, nho, việt quất,… Bạn nên tránh xa các loại quả hạch như mơ hoặc đào và các quả chua như cam, bưởi chùm, kiwi, thơm và hầu hết các loại quả mọng vì chúng có thể kích thích dạ dày rất nhạy cảm của bé dễ gây dị ứng.
Táo bón là một trong những hiện tượng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến, nhất là ở trẻ em. Vì vậy, mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về táo bón để giúp con thoát khỏi những khó chịu mà “căn bệnh” này mang lại
2. Áp dụng bài massage cho bé: Kiểu “đạp xe đạp”
Trong phòng ấm, cởi hết quần áo của bé rồi đặt bé lên một chiếc khăn tắm, đặt một tấm tã vải dưới mông bé, một tấm nữa luồn giữa hai chân và bọc hậu môn. Tuy nhiên, đừng cột tã vào người bé.
Cầm hai chân của bé trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải. Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi duỗi chân phải, bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái.
Nếu mẹ làm đúng thì bé sẽ có vẻ như đang đạp một chiếc xe đạp vô hình. Phần mông của bé sẽ hơi nâng lên khỏi tã vải và nhẹ nhàng nghiêng về trái rồi lại nghiêng về phải khi bạn đang thực hiện các động tác trên. Chúng ta không mặc tã cho bé để kích thích quá trình loại bỏ chất thải tự nhiên của bé, vì vậy miếng tã đặt giữa hai chân bé rất quan trọng vì bạn sẽ không muốn bé “bậy” lên tường hoặc chính bạn đúng không nào?
Mẹ nên nhớ cắt ngắn móng tay trước khi massage cho bé nhé!
3. Cho bé uống một chút trà bạc hà pha loãng
Hâm nóng bình nước cho đến khi nước hơi ấm. Sau đó đổ nước vào cốc rồi nhúng túi trà bạc hà vào nước khoảng 5 lần. Đổ 30ml nước trong cốc vào bình rồi cho bé uống sau các bữa ăn. Yếu tố quan trọng nhất của biện pháp này là nước. Nước là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện. Bạc hà làm dịu dạ dày bé, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện. Nếu không có trà bạc hà, mẹ có thể dùng trà Cúc La mã thay thế. Cúc La mã có tác dụng xoa dịu các mô và hệ thần kinh. Ngoài ra, bản thân nước ấm cũng thường có hiệu quả giảm táo bón.
4. Cho bé tắm nước ấm
Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp bé cưng cảm thấy thoải mái, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra. Sự khó chịu vì đầy hơi khi táo bón cũng góp phần tạo ra sự căng cơ góp phần làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Giúp bé thư giãn cơ bụng sẽ làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Bạn có thể thả một túi trà cúc La mã vào nước tắm của bé, mùi thơm dễ chịu của trà sẽ hỗ trợ đạt được hiệu quả thư giãn mong muốn.
Thừa canxi có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bé cưng, điển hình nhất là táo bón. Vậy, bổ sung canxi cho bé như thế nào mới đúng? Câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản này lại là vấn đề đau đầu của rất nhiều mẹ
Lưu ý dành cho mẹ
– Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài có nguy cơ táo bón cao hơn so với bé bú mẹ, do sữa công thức khó tiêu hóa hơn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ưu tiên chọn sữa có bổ sung chất xơ hòa tan góp phần làm cho phân của bé mềm hơn, dễ đi ngoài hơn.
– Một triệu chứng nguy hiểm thường bị nhầm với táo bón là số lượng tã ướt giảm mạnh. Đây có thể là triệu chứng của một chứng bệnh nghiêm trọng. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu bé làm bẩn tã ít hơn nhiều so với bình thường.