7 điều mẹ cần biết về bệnh sởi ở trẻ em

Sốt đi kèm với những vết ban đỏ là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh sởi

1/ Tốc độ lây lan nhanh

Theo các chuyên gia, khả năng lây nhiễm của bệnh sởi thuộc có tốc độ “tên lửa”. Hơn 90% các trường hợp nhiễm sởi là do lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh được truyền qua không khí, khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, vi khuẩn gây bệnh sẽ được phát tán vào không khí. Ngoài ra, khi tiếp xúc với dịch cơ thế như nước mũi, nước bọt, khả năng lây nhiễm bệnh cũng khá cao, nhất là đối với những bé chưa được tiêm phòng.

2/ Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em

Sởi bắt đầu với những vết ban đỏ đi từ mặt và di chuyển khắp cơ thể. Ngoài ra, bé còn có thể bị sốt, chảy nước mắt, nước mũi đi kèm phát ban. Chỉ với một xét nghiệm đơn giản, bác sĩ có thể xác định liệu bé cưng có bị nhiễm sởi.

3/ Sởi có thể gây nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Thông thường, sởi có thể điều trị đơn giản và có thể hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp, sởi có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, tiêu chảy hoặc viêm phổi. Sởi có thể là nguyên nhân dẫn đến , gây co giật, thậm chí tử vong.

Trẻ sơ sinh với sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ bé. Chủng ngừa giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và giúp bảo vệ trẻ em và trẻ sơ sinh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, việc tiêm chủng có thể bảo vệ bé trước 12 căn bệnh…

4/ Vắc-xin ngăn ngừa sởi có 2 mũi

Sau khi được 12 tháng tuổi, bé sẽ được tiêm phòng vắc-xin MMR, vắc-xin phòng ngừa Rubella, sởi, quai bị. Mũi tiêm thứ hai sẽ tiếp tục khi bé đươhc 18 tháng tuổi. Nếu lỡ mất thời gian tiêm phòng của con, bạn nên đưa bé đi khám để được tiêm mũi nhắc lại. Mẹ cũng nên chắc rằng mình cũng được hai mũi vắc-xin ngừa sởi. Mẹ bầu và những người có hệ miễn dịch yếu không nên tiêm phòng MMR.

5/ Nên tiêm phòng cho bé trước khi đi du lịch

Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, trước khi cho con đi đâu xa, mẹ nên chắc chắn là đã chủng ngừa đầy đủ cho bé cưng, nhất là khi đến những vùng có dịch bệnh.

Chẳng phải đợi gì đến kỳ tiêm phòng cho trẻ, bình thường khi con ốm sốt cần đến chích thuốc, bé con nhà bạn khóc giãy nảy lên. Chỉ cần dọa đi bác sĩ hay đến bệnh viện thôi, bé cũng đã sởn hết gai ốc. Đôi khi sự bất hợp tác này làm các y bác sĩ rất khó khăn trong việc thực hiện trách nhiệm của…

6/ Vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh dù đã tiêm phòng

Tiêm phòng không có nghĩa bạn có thể miễn nhiễm 100% với bệnh sởi. Tỷ lệ phòng bệnh của vắc-xin còn tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của từng người. Tuy nhiên, khả năng phòng bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu đã được tiêm chủng. Nếu đã được tiêm mũi đầu tiên, bạn đã được bảo vệ 85% và sẽ là 95% nếu đã tiêm phòng đủ 2 mũi ngừa sởi.

7/ Không có cách chữa bệnh sởi

chỉ có tác dụng hạn chế bớt những khó chịu mà bệnh sởi gây ra, không có tác dụng điều trị. Tùy sức đề kháng của từng người, cơ thể sẽ có “đối đầu” với virut gây sởi theo cách của riêng mình. Tiêm phòng là cách bảo vệ cơ thể khỏi bệnh sởi tốt nhất.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.