Tiêu chảy mất nước kéo dài ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì để kịp thời bù chất điện giải và nước là điều quan trọng giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ là tình trạng khi bé đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần/ngày, thường hay xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là những trè từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày).
Nguyên tắc ăn uống khi bị tiêu chảy: Thức ăn có thể bổ sung dinh dưỡng bị mất và giảm bớt sự kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột. Uống nhiều nước để bù chất điện giải đã mất.
Bù nước và điện giải đúng cách
Không chỉ riêng với trẻ sơ sinh và với bất kỳ ai bị bệnh tiêu chảy điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước.
Có nhiều cách để bổ sung nước cho trẻ: Cho uống nước đun sôi để nguội, nước cháo, nước gạo rang, nước cơm… Nếu trẻ đi ngoài nhiều, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị bằng cách cho trẻ uống Oresol pha đúng tỉ lệ và các loại dung dịch chế từ thực phẩm. Cụ thể lượng dung dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài:
- Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml.
- Trẻ từ 2-10 tuổi: 100 – 200ml.
- Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: Uống theo nhu cầu.
Cách pha Oresol: Tùy theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói Oresol mà mẹ sử dụng. Ví dụ gói pha 1 lít nước; gói pha 200ml, gói pha 250ml. Pha với nước đun sôi để nguội.
Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là cần tìm cách bù nước và điện giải nhanh
Nếu không có Oresol mẹ có thể pha dịch thay thế gồm:
1. Nước cháo muối: Cho 50g gạo, 30g muối và 6 chén nước sạch vào nồi ninh nhừ, lọc qua rây, lấy nước cho trẻ uống dần.
2. Nước gạo rang muối: 50g gạo rang vàng sau đó cho vào nồi cùng 6 chén nước lọc ninh nhừ, lọc lấy nước. Cho thêm 1 thìa cà phê muối vào khuấy đều rồi cho trẻ uống dần.
3. Nước chuối, nước hồng xiêm( sapoche): Công thức bao gồm 2 quả chuối, 3 quả hồng xiêm nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội và 1 thìa cà phê muối ăn. Bảo quản hỗn hợp trong bình, cho trẻ uống dần trong ngày.
4. Súp cà rốt muối: Nguyên liệu gồm 500g cà rốt, 1 thìa cà phê muối ăn, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu mềm, xay nguyễn. Cho 30g muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần.
Probiotics – “Bạn tốt” của hệ tiêu hóa trẻ
Theo báo cáo của Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, việc thêm hai lợi khuẩn probiotics hoặc prebiotics vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp bé ngăn ngừa tiêu chảy và các bệnh đường ruột.
Trẻ bị đi ngoài nên ăn gì?
Sau khi sinh khoảng vài tuần trẻ cũng có thể bị tiêu chảy. Nguyên nhân thường đến từ sữa công thức không thích hợp. Thời kỳ ăn dặm lại có thêm nhiều lý do khác, mẹ nên tìm hiểu và điều chỉnh trong chế độ ăn hằng ngày để biết chính xác bé bị tiêu chảy nên ăn gì.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên trẻ vẫn được hấp thu khi bị tiêu chảy. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt.
- Trẻ bú sữa công thức: Cho trẻ ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Sữa cần pha loãng hơn bình thường (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước). Cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
- Bổ sung thêm thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu,… Trong 3 bữa ăn chính nên có 2 bữa bổ sung chất béo để tăng thêm năng lượng. Nên thay mỡ heo bằng dầu ăn.
- Ăn chín uống sôi: Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh tránh nguy cơ bội nhiễm. Nếu mẹ nấu sẵn cháo cho cả ngày thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
- Khử trùng trước khi chế biến món ăn: Mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Đảm bảo đũa, cốc, muỗng,…được khử trùng bằng nước sôi trước khi cho bé ăn.
- Cần cho trẻ ăn thêm hoa quả chín hoặc nước ép trái cây chín như: Chuối, cam, xoài, để tăng lượng Kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa thường tái diễn nhiều lần khiến việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ bị ảnh hưởng. Trẻ ăn vào ói ra, kém hấp thu… lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và dẫn đến suy dinh dưỡng.
Lời khuyên cho mẹ
Trẻ bị tiêu chảy đi ngoài nên ăn gì? Ăn chín và uống sôi. Đồng thời mẹ cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt.
Khi không còn dấu hiệu đi ngoài, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm một bữa/ ngày trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.
Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
Nếu trẻ uống sữa bột tiêu chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu nành 10% hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ. Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.
Ngay khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ nên tìm hiểu bé bị đi ngoài nên ăn gì càng sớm càng nhanh chóng hạn chế tình trạng mất nước của trẻ.
Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.