Bệnh ho gà ở trẻ em có chiều hướng gia tăng trong mùa lạnh và ở những bé chưa được tiêm phòng đầy đủ
Sở dĩ bệnh ho gà ở trẻ em dễ lây lan là vì người bệnh có thể truyền vi khuẩn lan xa khi họ hắt hơi, ho. Những người khỏe mạnh ở gần đó sẽ hít phải vi khuẩn này và từ đó nhiễm bệnh. Nhiều em bé nhiễm bệnh khi tiếp xúc với bố, mẹ, anh chị hoặc những người thân khác, khi mà chính bản thân những người bệnh đó lại không biết rằng mình đang mang bệnh.
Khi trẻ nhỏ hay mắc bệnh, những triệu chứng sẽ vô cùng nghiêm trọng. Khả năng bé phải nhập viện là rất lớn và bé thường có các vấn đề về đường thở cũng như bị viêm phổi nặng. Một số trẻ có thể tử vong khi bệnh biến chứng.
Vắc-xin là giải pháp toàn diện cho bệnh ho gà ở trẻ em
Trên thế giới, có các loại vắc-xin sử dụng để giúp ngăn ngừa bệnh ho gà: DTP, DTaP và Tdap. Các loại vắc-xin này cũng giúp chống lại bệnh uốn ván và bạch hầu. Trẻ em dưới 7 tuổi được tiêm DPT, DTaP, trong khi trẻ lớn hơn và người lớn được tiêm Tdap. DPT được bào chế từ vi khuẩn ho gà toàn tế bào trong khi hai loại DTaP và Tdap được bào chế từ vi khuẩn ho gà không tế bào.
Thực tế, trong các mũi tiêm 5 in 1 hay 6 in 1 mà trẻ được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng hay tiêm dịch vụ cũng đã có thành phần chống lại ho gà, uốn ván và bạch hầu.
Việc tiêm chủng đầy đủ có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, rất nhiều tình huống thực tế phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối, chẳng hạn như bé bị ốm và lỡ mũi chích ngừa, điểm tiêm dịch vụ hết thuốc… Làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả khi gặp phải…
Sau đây là 3 bước để phòng ngừa triệt để bệnh ho gà ở trẻ em:
- Nếu bạn đang mang thai, hãy yêu cầu được tiêm vắc-xin ho gà – bại liệt và bạch hầu trong tam cá nguyệt thứ ba của bạn. Vắc-xin này đã được chứng minh là an toàn với phụ nữ mang thai. Tiêm vắc-xin trong giai đoạn này sẽ giúp thai nhi nhận được các kháng thể để tạm thời bảo vệ bé khỏi bệnh ho gà trước khi bé đủ lớn để được tiêm chủng mũi vắc-xin ho gà đầu tiên (khi tròn 2 tháng tuổi).
- Đảm bảo các con của bạn, bao gồm các bé lớn và bé sơ sinh cùng với các thành viên gia đình và những người chăm sóc được tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin. Bất cứ người thân nào sẽ thường xuyên chăm sóc và tiếp xúc với bé cũng cần được tiêm vắc-xin ho gà trước 2 tuần tính từ thời điểm họ muốn bắt đầu tiếp xúc với bé. Thời gian 2 tuần này cần thiết để cơ thể sản sinh ra kháng thể sau khi tiêm chủng.
- Hãy chắc chắn rằng bé sơ sinh được tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin ho gà theo đúng .
Nếu cho bé tiêm riêng mũi DTaP/DPT hoặc Tdap, bạn hãy đảm bảo theo đúng lịch sau:
Bé sơ sinh đến 6 tuổi | Vắc-xin DTaP/DTP cần được tiêm vào lúc bé tròn:
|
Từ 11 đến 18 tuổi | 1 liều Tdap cần thiết cho các trẻ 11 đến 12 tuổi chưa được tiêm phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà trước đó. |
Từ 19 tuổi trở lên | Tiêm 1 liều Tdap vào bất kỳ thời gian nào bạn có thể sắp xếp được |
Nhận biết nhanh các triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ em
Bệnh ho gà ở trẻ em khởi đầu bằng những triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường: ho, sổ mũi, nghẹt mũi và sốt.
Sau 1 – 2 tuần, các cơn ho dữ dội bắt đầu xuất hiện. Bé ho liên tục, dữ dội không ngừng được đến mức cạn kiệt không khí trong buồng phổi và bé buộc phải hít vào với tiếng rít rất đặc trưng cho căn bệnh này. Những trận ho này có thể kéo dài hàng tuần và khiến bé kiệt sức.
Tuy nhiên, một số bé mắc bệnh ho gà lại không hề bị ho, thay vào đó, các bé có triệu chứng ngừng thở.
Nếu mẹ nhận thấy con có những biểu hiện bất thường kể trên, hãy nghĩ đến bệnh ho gà và đưa bé đến bệnh viện để được xét nghiệm.
Một lưu ý quan trọng đối với bệnh ho gà, đó là vắc-xin phòng bệnh không có tác dụng vĩnh viễn. Do đó, việc tiêm chủng cho bé và những người thân cần được tiến hành liên tục theo đúng lịch tiêm chủng. Người lớn đã từng được tiêm chủng trong thời thơ ấu vẫn có thể mắc bệnh nhưng thường tránh được các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, họ vẫn lây bệnh cho mọi người xung quanh và những người bị lây bệnh, bao gồm cả trẻ sơ sinh sẽ vẫn đối mặt với những đe dọa từ căn bệnh này.