Bệnh quai bị có nguy hiểm cho bé?

Virus gây bệnh quai bị có mặt trong những giọt nước bọt li ti được phát tán vào trong không khí sau khi người bệnh ho, hắt hơi hay cười. Bé rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với nước bọt của người bệnh theo các cách trên.

Viêm tuyến mang tai không phải là vấn đề duy nhất

Tình trạng viêm tuyến nước bọt ở mang tai là điều chắc chắn bé sẽ mắc phải khi nhiễm virus quai bị. Khi tuyến mang tai bị viêm, hai bên mang tai và hàm sẽ sưng to. Kèm theo đó là sốt cao trên 39 độ C và cảm giác đau đớn khiến bé sợ nuốt và nhai thức ăn và vô cùng mệt mỏi.

Viêm tuyến mang tai có thể chỉ xuất hiện một bên, hoặc một bên trước bên còn lại vài ngày. Trong một số trường hợp, virus không tấn công tuyến mang tai mà lại tấn công các tuyến nước bọt khác và gây sưng ở vùng cổ, dưới lưỡi, dưới hàm…

Bệnh quai bị còn có thể gây các biến chứng khác. Tuy những trường hợp biến chứng do bệnh quai bị ít xảy ra ở trẻ em, bạn vẫn nên cẩn thận theo dõi để tránh cho bé khỏi những vấn đề nghiêm trọng như:

  • Viêm não hoặc (phần màng não và tủy sống): Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện trong tuần đầu tiên sau khi tuyến mang tai bắt đầu sưng lên. Bạn sẽ dễ nhận thấy những biểu hiện như: ốt cao, cứng cổ, nhức đầu, buồn nôn và nôn, buồn ngủ, co giật…
  • Viêm tinh hoàn ở bé trai: Triệu chứng xuất hiện trong tuần đầu tiên sau khi mang tai bị sưng lên. Các biểu hiện bao gồm: Sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, buồn nôn, đau bụng (đôi khi có thể bị nhầm với  viêm ruột thừa nếu bệnh tấn công tinh hoàn bên phải), sưng và đau tinh hoàn. Tình trạng này có thể dẫn đến teo tinh hoàn và vô sinh nếu không được chăm sóc đúng cách. Sau 3-7 ngày, cảm giác sưng và đau sẽ biến mất cùng với sự ra đi của bệnh quai bị.
  • Viêm tuyến tụy
  • Viêm buồng trứng ở bé gái: Triệu chứng thường thấy nhất là đau đớn ở vùng bụng.

    Bệnh quai bị có nguy hiểm cho bé?

    Bệnh quai bị có thể bị nhầm lẫn với viêm tuyến nước bọt thông thường

Bé cưng có nằm trong nhóm dễ mắc bệnh? 

Bệnh quai bị thường chỉ xảy ra ở nhóm tuổi từ 5 đến 14 và người trưởng thành. Tuy nhiên, đây chỉ là kết luận dựa trên các thống kê, chưa thể đảm bảo chính xác 100%. Dù con bạn chưa đến 4 tuổi, bạn vẫn cần bảo vệ con trước nguy cơ nhiễm bệnh.

Đặc biệt, nếu bé vừa tiếp xúc với một người mắc quai bị, bạn nên vệ sinh kỹ cho bé và chủ động đưa bé đến gặp bác sỹ để có những lời khuyên thích hợp giúp phòng tránh bệnh.

Chỉ có một cách duy nhất để đảm bảo con được bảo vệ tương đối an toàn khỏi căn bệnh này, đó là cho bé tiêm phòng vắc-xin. Thông thường, vắc-xin kết hợp phòng 3 bệnh sởi-quai bị- rubella sẽ được tiêm cho các bé trên 1 tuổi không mắc phải các vấn đề sức khỏe đặc biệt. Mũi đầu tiên được tiêm khi bé được 12 đến 15 tháng. Mũi tiếp theo được tiêm khi bé trong độ tuổi từ 4 đến 6. Tuy nhiên, bé có thể cần được tiêm phòng sớm hơn nếu đến những vùng mà bệnh xảy ra thường xuyên.

Sởi – quai bị – rubella là 3 căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao, và để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé cưng. Thậm chí, bệnh sởi còn được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở trẻ em. Giải pháp duy nhất để bảo vệ trẻ an toàn chính là tiêm phòng.

Những điều cần nhớ khi chăm bé bị quai bị

  • Bệnh quai bị thường do virus gây ra nên kháng sinh sẽ không có tác dụng.
  • Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt, kháng viêm cho bé nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để biết liều lượng thích hợp.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin. Khi dùng Aspirin cho trẻ mắc bệnh do virus, bạn có thể làm gia tăng nguy cơ bị hội chứng Reye, có thể gây suy gan và tử vong.
  • Cho con ăn thức ăn loãng hoặc xay nhuyễn để bé không phải nhai nhiều.
  • Khuyến khích con uống thật nhiều nước. Bạn có thể xen kẽ nước lọc, nước trái cây và các loại sữa. Tuy nhiên, hãy tránh những loại nước có tính axit nhẹ như nước cam, bưởi hoặc chanh vì chúng sẽ làm tăng cảm giác đau.
  • Một bạn nhỏ mắc bệnh quai bị nên được nghỉ học để được chăm sóc kỹ lưỡng tại nhà và tránh lây lan cho các bạn học.
  • Bé không cần phải tĩnh dưỡng cả ngày trên giường, nhưng chỉ nên chơi hoặc vận động nhẹ, đặc biệt là các bé đang bị viêm tinh hoàn.
  • Đưa bé đến bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu biến chứng như co giật, cứng cổ, đau đầu nặng, sưng tinh hoàn, đau bụng dữ dội.

Hầu hết các bác sĩ nhi khoa sẽ kê đơn thuốc Tây cho trẻ em để hạ sốt nhưng nhiều bậc phụ huynh muốn tìm một biện pháp khác tự nhiên hơn. Nhưng tự nhiên không có nghĩa là mặc kệ cơn sốt vì như vậy bé sẽ rất khó chịu. Dưới đây là 5 bí quyết giúp giảm sốt cho bé một cách tự nhiên.