Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cẩn thận những bệnh về da

Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cẩn thận những bệnh về da

Làn da mỏng manh của bé cưng là “đối tượng” cần được mẹ nâng niu mỗi ngày

1/ Hăm tã

30% trẻ sơ sinh từ 0-24 tháng tuổi gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân chủ yếu là do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp màng bảo vệ nên rất dễ kích ứng nếu thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Hơn nữa, do tiếp xúc với môi trường ẩm ướt tại khu vực đóng tã trong nhiều giờ liền tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển cũng là “thủ phạm” gây nên những vết hăm này.

Mách mẹ tuyệt chiêu chống hăm tã: Theo các chuyên gia, trước khi hăm tã gây khó chịu cho bé, mẹ nên chủ động tìm cách phòng ngừa.

– Thường xuyên thay tã cho bé.

– Giữ vùng da mặc tã luôn thoáng, khô ráo.

– Hạn chế sử dụng những sản phẩm dễ gây kích ứng da, nhất là vùng da mặc tã.

– Bôi thuốc mỡ hoặc kem chứa oxit kẽm lên vùng da bị hăm

– Nếu tình trạng hăm tã không cải thiện sau 3-4 ngày, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2/ Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa nóng: Cẩn thận rôm sảy!

Da trẻ sơ sinh chưa thể điều chỉnh nhiệt độ tốt nên khi tiếp xúc với thời tiết nóng, ẩm, bé rất dễ nổi rôm ở những vùng da hay ra mồ hôi như đầu, mặt, ngược, xương sống lưng. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng bé bị rôm sảy thường ngứa ngáy, khó chịu, dễ dẫn đến biếng ăn, mất ngủ…

Để bảo vệ con khỏi rôm sảy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý tránh để mồ hôi đọng lại trên da của con trong thời gian dài: Thường xuyên lau mồ hôi, cho bé mặc quần áo chất liệu cotton, thoáng mát. Tắm cho bé hàng ngày bằng nước mát, lưu ý tránh làm xước vùng da bị nổi rôm.

Mùa hè, trẻ háo hức với hàng loạt các dự định vui chơi như du lịch xa cùng với gia đình, về quê, học bơi,… Tuy nhiên, đi kèm với những “niềm vui bất tận” ấy là nhiều hiểm hoạ sức khoẻ mà trẻ dễ gặp phải vào ngày nóng.

3/ Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là một trong những bệnh ngoài da rất phổ biến ở. Mụn có thể xuất hiện ở hai bên má, trán, cằm hoặc vùng lưng của trẻ. Mụn trứng cá có thể biến mất sau vài ngày, nhưng nếu tình trạng mụn kéo dài, bé cần được khám ngay. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị mụn cho trẻ khi không có sự cho phép của bác sĩ. Mẹ chỉ nên giữ vùng da bị mụn của trẻ sạch sẽ, vệ sinh bằng nước hoặc xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh.

4/ Cứt trâu

Thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, với triệu chứng phổ biến là những mảng vàng, dày khô cứng trên da đầu, lông mày. Mẹ cũng có thể nhìn thấy những vết nứt có vảy đằng sau tai, hoặc những vết mụn nhọt ở vùng da ngực, cổ bé. Đây là những triệu chứng bình thường ở trẻ sơ sinh, mẹ không cần quá lo lắng.

Dầu oliu là cách khắc phục truyền thống và phổ biến nhất trong những trường hợp này. Dùng dầu chà xát nhẹ nhàng trên da đầu của bé để nới lỏng các mảng da, sau đó nhẹ nhàng tách vùng da khô cứng này ra khỏi da trẻ.

5/ Chàm eczema

Là tình trạng viêm da mãn tính, trẻ bị chàm eczema da sẽ bị đỏ, khô, bong vẩy và ngứa. 50% trẻ mắc bệnh này sẽ phát triển thành hen suyễn. Chàm eczema ở trẻ sơ sinh thường khởi phát ở mặt, trán hoặc da đầu, sau đó tới tay và chân trước khi lan rộng khắp cơ thể.

Tránh xa những tác nhân gây kích ứng da, thường xuyên giữ ẩm và sử dụng thuốc để làm giảm tình trạng viêm nhiễm khi cần thiết là nguyên tắc cơ bản để điều trị bệnh chàm eczema. Chú ý: Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay cả khi bệnh chưa bùng phát bằng cách thường xuyên thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm cho bé.

Khi khuẩn tụ cầu làm nhiễm trùng da, cơ thể bé sẽ đáp trả lại bằng cách cử “đội quân” máu trắng đến chiến đấu, chống lại chúng. Vi khuẩn chết, da và những chiến sĩ máu trắng đã “hy sinh” sẽ được gom lại quanh vùng da bị tổn thương và mủ được tạo thành

6/ Lác sữa

Mới bắt đầu, lác sữa chỉ là những mụn đỏ li ti, sau đó xuất hiện mụn nước. Những trường hợp nặng hơn, da trẻ sẽ bị nứt, rỉ nước và đóng vảy. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

– Dùng dung dịch vệ dinh da để tắm cho bé mỗi ngày.

– Sau mỗi bữa ăn, dùng khăn sạch vệ sinh mặt và cổ trẻ.

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo cũng như những thực phẩm có thể gây dị ứng da.

7/ Viêm da do vi khuẩn

Theo thống kê, 50% trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da trong những năm đầu đời, nhất là giai đoạn 6-9 tháng tuổi. Da nổi đỏ ở vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục, kèm mùi hôi, khó chịu là những dấu hiệu thường gặp của bệnh. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, vùng da xung quanh hậu môn có thể có màu đỏ nhạt, càng dần càng loét đỏ, chảy máu, chảy mủ.

đúng cách khi bị viêm da:

– Vệ sinh da bé sạch sẽ bằng sữa tắm diệt khuẩn có độ pH phù hợp. Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng nước trà xanh để tắm bé.

– Giữ vùng da quấn tã luôn thoáng, sạch. Thường xuyên thay tã cho bé.

– Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da, mẹ có thể vệ sinh vùng da bị viêm bằng thuốc tím.

– Cho bé uống kháng sinh và thoa thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng thuốc.