Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

  • Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Giai đoạn bé mọc răng là giai đoạn bé có nhiều biến đổi trong cơ thể bên trong và bên ngoài. Do đó trẻ rất khó chịu với các biểu hiện như: chảy nước dãi, ho, nướu sưng đau, mệt mỏi, sốt, hay cáu gắt,… khiến trẻ biếng ăn, thậm chí là bỏ bữa. Do đó, trong giai đoạn này mẹ cần phải có những biện pháp, chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp để tránh trình trạng bé biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé.

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Những chiếc răng đầu tiên mọc lên thường mang lại cảm giác đau đớn và khó chịu nhất. Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3-5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau đớn cho trẻ. Thể trạng mệt mỏi cùng những cơn đau nhức do mọc răng là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn trong giai đoạn này.

    Để có thể giúp bé vượt qua giai đoạn đầu tiên mọc răng một cách khỏe mạnh và vui vẻ nhất thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ rất quan trọng. Lúc này, mẹ hãy tạm dẹp bỏ những món cứng, khô, thay vào đó những món mềm, loãng, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, các loại bánh mềm để trẻ tiếp nhận món ăn một cách dễ dàng nhất.

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng

     

    Giai đoạn trẻ mọc 2 răng (4-8 tháng tuổi)

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Giai đoạn bé mọc 2 răng

     

    Giai đoạn bé bắt đầu mọc 2 răng là vào khoản từ 4 đến 8 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, bên cạnh việc mọc răng trẻ đã có những hành động bắt chước người lớn như nhai đũa, thìa, mút tay…

    Các bà mẹ cần chú ý dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này. Các chuyên gia đã khuyên rằng, một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ. Người lớn có thể tập cho trẻ nhận biết sự khác nhau của các loại thực phẩm, đó cũng là cách giúp thúc đẩy sự nhanh mọc răng ở trẻ nhỏ.

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Các chuyên gia đã khuyên rằng, một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ

     

    Tuy nhiên, nếu trẻ biếng ăn trong,giai đoạn 4 đến 5 tháng tuổi, nếu sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé thì chỉ cần cho bé bú là đủ. Đối với những mẹ không đủ sữa phải cho trẻ ăn dặm thì mẹ còn có thể trộn cháo xay nhuyễn với sữa và nước hoa quả để kích thích bé ăn và đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn của bé.

    Giai đoạn trẻ mọc 4 răng (8-10 tháng)

    Giai đoạn từ 8-10 tháng tuổi, hàm trên của bé có thể mọc thêm 2 răng nữa hoặc có thể nhiều hơn. Giai đoạn này, cơ thể trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn. Chính vì vậy, người lớn cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với trẻ. Có thể làm thịt băm nhỏ, đậu hũ nghiền… để răng của trẻ quen với các loại thức ăn mới.

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Có thể làm thịt băm nhỏ, đậu hũ nghiền… để răng của trẻ quen với các loại thức ăn mới

     

    Tuy nhiên, trong giai đoạn này trẻ có thể nhai chưa tốt nên mẹ lưu ý chọn những loại thực phẩm phù hợp.

    Nếu trẻ biếng ăn thì mẹ có thể tìm nhiều cách để bé hứng thú hơn với việc ăn uống như làm những trò vui cho bé hoặc chia bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ, cho bé ăn các loại thức ăn nghiền như đậu hũ, khoai tây, bí đỏ, cà rốt nghiền… và các loại thịt băm nhỏ. Không nên cho trẻ vừa ăn vừa uống vì trên thực tế việc này dễ gây cảm giác ngán ăn.

    Giai đoạn trẻ mọc từ 6 đến 8 răng (11-13 tháng)

    Trong khoảng thời gian từ  11 đến 13 tháng, các răng của hàm trên sẽ mọc nhanh chóng, các răng ở hàm dưới thông thường sẽ mọc ở giai đoạn trẻ được từ 10 đến 16 tháng. Lúc này, răng của trẻ từ từ thích ứng với những loại thực phẩm cứng hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Người lớn có thể cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm cứng như trứng, rau…

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Giai đoạn này có thể cho bé ăn các thực phẩm rắn hơn

     

    Trong thời gian này, biểu hiện biếng ăn của bé không còn nghiêm trọng như trước. Do đó, các mẹ có thể linh hoạt trong việc chọn thức ăn nhằm kích thích bé ngon miệng là được.

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Trong giai đoạn này các mẹ có thể linh hoạt trong việc chọn thức ăn nhằm kích thích bé ngon miệng là được

     

    Giai đoạn trẻ mọc từ 8 đến 12 răng (13-19 tháng)

    Trong giai đoạn 13 đến 19 tháng tuổi răng hàm của bé mọc nhiều nên khả năng nhai hoàn thiện hơn. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, gạo, rau, thịt… Mẹ có thể lợi dụng trẻ hào hứng trong việc tập ăn để đối phó với trường hợp bé biếng ăn.

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Mẹ có thể lợi dụng trẻ hào hứng trong việc tập ăn để đối phó với trường hợp bé biếng ăn

     

    Giai đoạn trẻ mọc từ 12 đến 20 răng (16-20 tháng)

    Trong giai đoạn từ 16 đến 20 tháng, các răng của trẻ đã dần hoàn thiện và ổn định. Người lớn đã có thể cho trẻ ăn các thực phẩm phổ biến như gạo, mì, đậu tương…

    Đây là giai đoạn bé không còn biếng ăn do ảnh hưởng của quá trình mọc răng. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý thay đổi món ăn cho bé để tránh tình trạng ngán dẫn đến biếng ăn.

    Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng mẹ cần biết

    Giai đoạn bé mọc từ 12 răng trở lên có thể cho trẻ ăn các thực phẩm phổ biến như gạo, mì, đậu tương…

     

    Với những chia sẻ trên, Mẹ Tròn chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Xe đẩy em bé Nhật Bản