Dị tật đầu nhỏ và những điều bạn cần biết

Nếu được sinh ra với dị tật đầu nhỏ, em bé sẽ có phần đầu nhỏ hơn nhiều so với những đứa trẻ bình thường và não chưa phát triển hoàn thiện. Dị tật được chẩn đoán khi bé có chu vi đầu nhỏ hơn mức 30% những bé có vòng đầu nhỏ nhất trong bảng chỉ số phát triển tiêu chuẩn.

Việc có vòng đầu nhỏ hơn so với bình thường có thể là một mối nguy tiềm tàng, bởi vì khi bộ não lớn lên thì kích thước đầu cũng lớn lên tương ứng.

Những em bé bị dị tật đầu nhỏ sẽ có kích thước đầu nhỏ bất thường và hình dáng đầu bị biến dạng

Mối liên hệ với virut Zika

Sự lan tràn của đã đưa chứng đầu nhỏ bẩm sinh lên mặt báo nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng mặc dù các chuyên gia đã khẳng định mối liên hệ giữa các trường hợp mang thai bị nhiễm virut với tỉ lệ dị tật ở các bé sơ sinh, vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn, kỹ càng hơn để có thể đưa ra kết luận chắc chắn.

Những nguyên nhân gây dị tật

-Tiếp xúc với chất độc: Một đứa trẻ tiếp xúc với chất cồn, ô nhiễm khói bụi trên đường phố, kim loại nặng như chì khi còn trong tử cung của mẹ sẽ có cao.

-Nhiễm trùng: Thủy đậu, rubella, nhiễm ký sinh trùng toxoplasmas, nhiễm virut cự bào ytomegalovirus, virut Zika là một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

-Suy giảm nguồn oxy cho thai nhi: Thiếu oxy, sự phát triển não bộ của thai nhi có thể bị ảnh hưởng.

-Dị tật hẹp sọ: Thông thường, các mảnh xương cấu tạo nên hộp sọ của bé sẽ không khép lại ngay mà phải mất nhiều tháng. Đó là do hộp sọ phải mở rộng để chứa đựng bộ não đang phát triển bên trong. Chứng hẹp sọ xảy ra khi các mảnh xương sọ khớp lại quá sớm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Một vài nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa dị tật hẹp sọ với dị tật đầu nhỏ.

-Mẹ bầu bị suy dinh dưỡng: Nếu mẹ bầu bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng thì thai nhi cũng không nhận đủ những dưỡng chất cần thiết để phát triển.

-Mẹ bầu bị bệnh phenylketonuria, một rối loạn di truyền có thể làm ảnh hưởng đến trí tuệ, thần kinh do cơ thể không chuyển hóa tốt một số loại amino axit. Nếu đứa trẻ bị mắc hội chứng này không được chữa trị sớm thì dị tật đầu nhỏ có thể sẽ là một trong những hậu quả mà bé sẽ mắc phải.

-Bất thường nhiễm sắc thể: Tình trạng đầu nhỏ có thể là do di truyền. Nhiều gia đình có nhiều thành viên mắc dị tật này và những thế hệ sau sinh ra cũng có đầu nhỏ.

Ngoài lỗi nhiễm sắc thể, dị tật thai nhi còn có nguy cơ tăng cao nếu mẹ bầu mắc phải 1 trong 6 lỗi lầm sau. Tham khảo để tránh xa mẹ bầu nhé!

Các bước xử lý đối với dị tật này

Một trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ sẽ trải qua một quá trình kiểm tra bao gồm chụp não, các xét nghiệm để xác định nguyên nhân dị tật. Nếu bé sinh ra trong khu vực đang chịu ảnh hưởng từ virut Zika, bé cũng sẽ được xét nghiệm để xem có mắc phải virut này không. Bé cũng sẽ được kiểm tra thị lực và thính lực.

Một số trẻ sinh ra với chứng đầu nhỏ, đặc biệt là những bé sinh ra trong những gia đình vốn có nhiều người đầu nhỏ, thường không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe và phát triển hoàn toàn bình thường. Một số trẻ khác lại gặp nhiều trở ngại, chậm phát triển những kỹ năng nói, vận động và ăn uống. Dị tật này cũng dẫn tới những vấn đề về thị lực, thính giác, làm cho trẻ bị co giật và khiếm khuyết về trí tuệ. Theo các chuyên gia, quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân, từ đó họ sẽ có thể suy đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Những bé sơ sinh bị đầu nhỏ cần được theo dõi sát sao trong năm đầu tiên để kiểm tra sự phát triển, để từ đó đưa ra những hỗ trợ cần thiết cho bé. Nhìn chung, bố mẹ của những trẻ mắc dị tật đầu nhỏ cần liên hệ với một hệ thống các chuyên gia bao gồm bác sỹ nhi, chuyên gia thần kinh học trẻ em, các chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ, thể chất và các kỹ năng… Nhưng trước hết và quan trọng nhất, bé cần được nuôi dưỡng trong một môi trường đầy tình thương yêu.