Không quá thuờng xuyên, nhưng việc bé bị sốt là điều không thể tránh khỏi trong quá trình nuôi dạy con của các mẹ. Do đó, việc hạ sốt cho bé là một trong những kỹ năng cơ bản mà bất cứ người mẹ nào cũng phải “thủ sẵn” bên mình. Tuy nhiên, với nhiều mẹ, việc hạ sốt cho bé dường như gặp rất nhiều khó khăn, bởi mẹ vô tình “vấp phải” những lỗi sai cơ bản. Bạn thì sao? Đang “dính” bao nhiêu lỗi?
1/ Đo nhiệt độ sai chỗ
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, với những bé dưới 3 tháng tuổi, để đo nhiệt độ chính xác cho bé, mẹ nên cặp nhiệt độ ở hậu môn. Nếu bé cảm thấy khó chịu, và không cảm thấy thoải mái, cặp nhiệt độ ở nách cũng giúp mẹ biết được con đang sốt bao nhiêu độ. Tuy nhiên, đo nhiệt độ ở nách sẽ chênh lệch so với đo ở hậu môn từ 1-2 độ. Vì vậy, mẹ nên cộng thêm “phần dư” vào nhiệt độ trên nhiệt kế khi đo ở nách.
Những ngày nắng nóng, giao mùa, chuyển thời tiết đột ngột, trẻ rất dễ bị ốm, sốt không rõ nguyên do. Những lúc này, mẹ khoan lo lắng thái quá, thay vào đó tìm cách hạ sốt nhanh cho trẻ. Tham khảo những cách sau mẹ nhé!
2/ 37 độ chưa hẳn là sốt
Nhiệt độ thông thường của cơ thể bé thường cao hơn so với thân nhiệt người lớn, và đặc biệt tăng cao hơn vào buổi chiều tối. Bên cạnh đó, theo ý kiến của các chuyên gia, nhiệt độ trong khoảng từ 37,1 độ C – 38,4 độ C vẫn nằm trong “vòng đai” an toàn, mang tính kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ. Chỉ khi bé sốt trên 38,5 độ C mẹ mới nên sử dụng .
Không phải cứ trên 37 độ là con bị sốt đâu mẹ ơi
3/ Lạm dụng thuốc đặt hậu môn
Trẻ em, đặc biệt là , việc cho con uống thuốc để hạ sốt thường gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, với ý nghĩ, việc sử dụng thuốc đặt hậu môn sẽ không làm ảnh hưởng đến gan như những loại thuốc uống thông thường, nhiều mẹ “vô tư” sử dụng phương pháp này mỗi khi con có dấu hiệu sốt.
Thực tế, mọi chuyện không như mẹ nghĩ đâu nhé! Thuốc đặt hậu môn cũng giống như những loại thuốc hạ sốt theo đường uống, cũng thấm qua máu, và tác dụng đến gan. Vì vậy, việc lạm dụng phương pháp này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, với những bé đang có vấn đề về gan, việc sử dụng thuốc đặt hậu môn có thể gây ngộ độc. Cẩn thận mẹ nhé!
Là một thuật ngữ dùng để gọi chung các trường hợp sốt do sự xâm nhập của các loại siêu vi trùng khác nhau, sốt siêu vi có thể tự khỏi sau 10 – 14 ngày nhiễm bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp tử vong do trẻ không được điều trị hợp lý. Mẹ nên làm gì để bảo vệ con? Cùng tham khảo những thông…
4/ Cho bé mặc quá nhiều hoặc quá ít đồ
Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ thường “ủ” bé với rất nhiều áo quần, mền gối với mục đích giúp bé ra mồ hôi để hạ sốt. Số khác thì “lột” không thương tiếc, thậm chí cho con ở trần để bé dễ hạ sốt hơn. Mặc hay cởi trong những trường hợp này cũng gây . Thậm chí, việc cho bé mặc nhiều quần áo, quấn chăn kỹ có thể gây nên hiện tượng co giật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến não.
5/ Sử dụng miếng dán hạ sốt
Ngày càng có nhiều mẹ sử dụng miếng dán hạ sốt như một phương pháp “thần kỳ” giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số bác sĩ, việc sử dụng miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng trong 1 tiếng. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể khiến bé trở nên mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
MarryBaby
Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.