Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ những điểm sau:
• Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”là gì?
• Phân biệt hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” với những cơn ác mộng?
• Bạn nên làm gì nếu bé gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
• Nguyên nhân và cách ngăn chặn hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”là gì?
Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” có tên tiếng Anh là “night terror” hoặc “sleep terror”. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ mà bé sẽ bất chợt giật mình thức giấc một cách hoảng loạn rồi khóc, la hét, rên rỉ, nói lí nhí hay vùng vẫy tay chân với đôi mắt mở to nhưng lại không thực sự tỉnh táo và kiểm soát được hành vi của mình. Lúc này bé đang ở trong trạng thái lẫn lỗn giữa mê và tỉnh. Vì vậy bé sẽ không nhận thức được sự hiện diện của bạn cũng như phản xạ lại những gì bạn nói hay làm.
Trong thực tế, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng hội chứng này là do một trục trặc bí ẩn nào đó giữa các lần chuyển đổi giai đoạn trong giấc ngủ. Có khoảng 6% các bé gặp phải hội chứng này tại một vài thời điểm và thường bắt đầu vào những năm đầu đời lúc bé biết đi, chuẩn bị đi học và tiếp tục cho đến khi lên 7 tuổi hoặc thậm chí là tuổi vị thành niên.
Sự hoảng loạn thức giấc này có thể kéo dài từ 5 đến 45 phút và khi nó qua đi, bé sẽ ngủ lại một cách đột ngột và không nhớ gì cả.
Phân biệt hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” với những cơn ác mộng?
Không giống như hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”, cơn ác mộng sẽ làm cho bé tỉnh táo hơn, bé có thể nhớ ít nhiều giấc mơ của mình và đôi khi bé sẽ nói về nó. Khi tỉnh giấc, bé sẽ tìm kiếm và cảm thấy an ủi hơn khi có bạn bên cạnh.
Đi sâu vào phân tích giấc ngủ của con người, các nhà khoa học cũng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về mặt bản chất giữa hai hiện tượng này. Thông thuờng, giấc ngủ của một người sẽ bao gồm hai giai đoạn khác nhau là REM , rapid eye movement – mi mắt cử động nhanh và NREM, non-rapid eye movement – mi mắt hầu như không cử động.
Khi ngủ, cơ thể ta thực hiện tuần tự những chu kì lặp đi lặp lại của REM và NREM. Nếu như ác mộng chủ yếu diễn ra vào giai đoạn REM, lúc sáng sớm sau 2 giờ sáng thì hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” lại diễn ra vào giai đoạn NREM, trong 1/3 thời gian đầu tiên của giấc ngủ, tức từ lúc nửa đêm cho đến tầm 2 giờ sáng. Trong khoảng thời gian này, cơ thể ta hoàn toàn có thể cử động chân tay một cách vô thức.
Cách dễ nhất để biết sự khác biệt giữa hai hiện tượng này là vào sáng hôm sau, bạn hãy hỏi bé về những gì diễn ra tối qua và nếu bé tỏ ra kích động hơn, nghĩa là bé vừa trải qua cơn ác mộng. Nếu bé không nhớ gì hết, có lẽ bé đã gặp phải “giấc ngủ kinh hoàng”.
Các mẹ hãy yên tâm rằng sự kinh hoàng của giấc ngủ sẽ để lại “ấn tượng” sâu sắc trong các mẹ, người đã quan sát hiện tượng diễn ra, hơn là các bé, người đã trải qua sự kinh hoàng!
>>> Xem thêm:
Bạn nên làm gì nếu bé gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Đừng cố gắng để đánh thức bé dậy và không nên hy vọng rằng những nỗ lực của bạn có thể dỗ dành bé, mang lại cho bé cảm giác tốt hơn. Vì khi bé đang trải qua nỗi kinh hoàng khi ngủ, bé thực sự sẽ không thể bình tĩnh lại. Bạn càng cố gắng ôm giữ bé, bé lại càng phản ứng quyết liệt hơn.
Trừ khi bạn nhận thấy nguy cơ có thể làm tổn thương bé, bạn có thể nói chuyện một cách bình tĩnh với bé rồi đặt mình vào giữa bé và bất cứ thứ gì nguy hiểm cho bé, chẳng hạn đầu giường của bé cho đến khi “cơn bão” đi qua chứ không nên tác động trực tiếp lên bé.
Bạn càng cố giữ bé lại càng phản ứng mạnh hơn đấy!
Trước khi đi ngủ, bạn cần chuẩn bị sẵn những gì cần thiết cho những người bị mộng du, đề phòng trường hợp bé của bạn có thể ở trạng thái này hoặc té/lăn ra khỏi giường trong “nỗi kinh hoàng” của mình. Nhặt tất cả đồ chơi hoặc đồ vật ở trên sàn nhà mà bé có thể dẫm phải khi di chuyển, chốt chặt các cánh cửa ở đầu mỗi cầu thang và đảm bảo các cửa sổ và cửa ra vào đều đã được khóa kỹ.
Nguyên nhân và cách ngăn chặn hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Không có cách nào có thể ngăn chặn dứt điểm hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” vì không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Nỗi kinh hoàng này không phải là do vấn đề về tâm lý hay do bé thất vọng về điều gì đó gây ra.
Nỗi sợ hãi về đêm này có thể do căng thẳng, bệnh tật, giờ giấc ngủ thất thường hoặc thiếu/mất ngủ. Giải quyết bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến giấc ngủ của bé, như thức dậy vào giữa đêm và đảm bảo rằng bé có một lịch trình có thể giúp bé tránh được những “ông kẹ” ban đêm.
Một số loại thuốc hoặc chất caffeine cũng có thể góp phần tạo ra nỗi sợ hãi ban đêm của bé. Cũng có nhiều khả năng là bé bị ảnh hưởng bởi thành viên nào đó trong gia đình có những biểu hiện tương tự.
Trong một số trường hợp, nỗi sợ hãi ban đêm có thể do việc ngưng thở khi ngủ, một rối loạn nghiêm trọng nhưng thể khắc phục được. Hiện tượng này là do ở vùng hầu họng của bé có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở như lưỡi, amidan, khẩu cái mềm, lưỡi gà…được nâng đỡ bởi các cơ vận động vùng hầu họng. Khi ngủ các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở và làm ngừng sự di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp khi ngủ. Điều này làm cho bé khó thở và khiến bé phải thức giấc.
>>> Xem thêm:
MarryBaby
Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.