Hỏi đáp: Khi nào cần đưa con đến bệnh viện?

Cùng “thử sức” với 10 câu hỏi dưới đây và ôn lại một lần nữa những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng về sức khỏe trẻ em, mẹ nhé!

Câu 1/10: Bé 2 tháng bị sốt với nhiệt độ hậu môn trên 38,5 độ C, mẹ sẽ làm gì?

a. Cho bé dùng một liều thuốc

b. Đưa bé đi khám ngay lập tức

c. Không cần làm gì cả, tất cả sẽ tự biến mất.

Đáp án: Câu b. Đối với bé dưới 3 tháng, cao hơn 38 độ có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng. Trước khi cho con uống thuốc hạ sốt, mẹ nên tham khảo lời khuyên của bác sỹ.

Câu 2/10: Bé 9 tháng đi phân lỏng và bị nôn vài lần liên tiếp. Mẹ xử lý như thế nào? 

a. Gọi bác sỹ ngay

b. Cho bé uống nhiều nước gừng, lá ổi để cầm tiêu chảy

c. Cho bé uống nước điện giải để bù nước

Đáp án: Câu a. Nếu kèm theo nôn ói, bé có thể bị mất nước nghiêm trọng. Hãy nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra sức khỏe và nếu bác sỹ nhận thấy bé chỉ bị mất nước nhẹ, nước điện giải mới được dùng đến. Tuyệt đối không dùng các loại nước gừng, soda, nước lá ổi khi mẹ chưa biết nguyên nhân gây tiêu chảy, nó có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.

Câu 3/10: Bé 4 tháng tuổi bị sổ mũi và bú kém, khó ngủ vì bé không thể thở. Mẹ nên:

a. Sử dụng thuốc xịt để làm thông mũi

b. Dùng nước muối nhỏ mũi để làm loãng dịch nhầy, sau đó hút r ngoài bằng ống hút mũi.

c. Cho bé uống thuốc không kê toa để làm giảm nghẹt mũi.

d. Nhờ bác sỹ kê toa thuốc kháng sinh cho bé.

Đáp án: Câu b. Hãy nhỏ vài giọt nước muối và thực hiện biện pháp rửa mũi cho bé. Không bao giờ sử dụng bình xịt mũi trừ khi bác sỹ kê toa cho bé. Với các loại thuốc không kê toa, mẹ vẫn nên thận trọng hỏi ý kiến bác sỹ bởi chúng thường không có tác dụng đối với trẻ dưới 6 tuổi. Nếu bé bị cảm lạnh, một căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn thì các loại thuốc kháng sinh cũng vô tác dụng. Kháng sinh chỉ dùng cho các bệnh gây ra bởi vi-rút thôi, mẹ nhé.

Câu 4/10: Bé 6 tháng bị ngã khỏi ghế và đập đầu xuống đất. Bé khóc thét lên và nổi một cục u. Sau vài phút, bé đã bình thường trở lại. Mẹ cần phải:

a.  Gọi taxi đưa bé đi viện ngay lập tức

b. Theo dõi bé trong vòng 1 ngày

c. Giữ cho bé tỉnh táo, không buồn ngủ

Đáp án: Câu b. Nếu không chảy máu, bé không bị mất ý thức và trở về với sinh hoat bình thường, không cần phải đưa con đi bệnh viện. Hãy dùng nước đá chườm vết thương nếu có thể để làm giảm sưng tấy, theo dõi con chặt chẽ trong vòng 1 ngày hay 2 ngày. Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu bị thương nghiêm trọng dưới đây, ngay lập tức mẹ hãy đưa con đến bệnh viện:

-Nôn mửa: Tình trạng này có thể xuất hiện ngay sau một cú ngã, nhưng không kéo dài.

-Bé buồn ngủ một cách bất thường hay tỏ ra vô cùng khó chịu

-Bé yếu đi, hay nhầm lẫn hoặc có vấn đề nghiêm trọng với khả năng phối hợp, thị giác hay trẻ lớn có vấn đề trong giao tiếp bằng lời nói.

Câu 5/10: Bé 11 tháng tỉnh dậy giữa đêm và thở khò khè, giọng khàn đặc. Mẹ nên làm gì đầu tiên:

a. Cho con đi xông

b. Để bé ho

c. Đưa con đi viện

Đáp án: Câu c. Bé đang có những dấu hiệu viêm thanh quản. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng không đáng lo ngại nhưng với tình trạng viêm nặng, bé có thể cần nhập viện. Bác sỹ sẽ xác định xem bé có bị khó thở, thở rít hay không. Nếu có, bé có thể cần được chuyển sang phòng cấp cứu. Trường hợp bé khó thở hay chảy nước dãi và đôi môi chuyển sang màu xanh cũng là những dấu hiệu cần cấp cứu.

Nếu bé chỉ bị viêm thanh quản nhẹ, mẹ có thể điều trị cho con tại nhà. Hơi nóng hoặc không khí mát có thể giúp bé giảm sưng khí quản. Vì vậy, mẹ có thể đưa bé vào phòng tắm có hơi nước (mở nước nóng và đóng cửa nhà tắm lại) hoặc đưa con ra ngoài không khí lành lạnh ban đêm.

Câu 6/10: Bé 8 tháng tỉnh dậy liên tục trong đêm và vừa khóc, vừa kéo mạnh vào tai cả đêm. Mẹ nên:

a. Đưa con đi khám ngay

b. Không cần làm gì, chỉ chờ đợi và cơn đau sẽ biến mất

c. Cho con uống thuốc giảm đau như acetaminophen và đặt lịch khám vào ngày hôm sau.

Đáp án: Câu c. Thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen có thể giúp bé bớt đau đớn cho đến khi mẹ có thể đưa con đến phòng khám vào ngày hôm sau. Việc bé kéo tai mình có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, nhưng không nhất thiết phải đưa con đi gặp bác sỹ ngay vào ban đêm. Tình trạng nhiễm trùng trở nên tệ hơn vào ban đêm là vì các chất lỏng được sản sinh ra nhiều và chồng chất sau màng nhĩ khi bé đang ngủ ở tư thế nằm.

Câu 7/10: Bé 7 tháng bỗng nhiên không có dấu hiệu hồi đáp với người bên ngoài, ánh nhìn vô hồn, lơ đãng hoặc bắt đầu co giật, chảy nước dãi. Những việc mẹ nên làm là:

a. Đưa bé đi khám bệnh ngay lập tức

b. Đặt bé nằm nghiêng, tránh xa các vật cứng, và lau nước bọt cho bé

c. Đi ngay đến phòng cấp cứu

Đáp án: Câu b. Rất nhiều khả năng bé mắc chứng động kinh. Việc đặt bé nằm nghiêng, tránh xa những vật cứng và sắc nhọn, lau nước dãi là để bé dễ thở và không làm mình bị thương. Khi cơn co giật ngừng lại, mẹ hãy cố gắng liên lạc với bác sỹ để hỏi về tình trạng của bé. Nếu tình trạng co giật kéo dài trên 3 phút, hãy gọi cấp cứu.

Câu 8/10: Bé bị sốt, khó chịu, nôn mửa cả buổi sáng và có dấu hiệu khó quay đầu. Mẹ cần phải:

a. Đưa con đến bệnh viện

b. Cho con uống nước điện giải để chống mất nước

c. Cho con uống acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt

Đáp án: Câu a. Bé bị cứng cổ là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm màng não. Tuy hiếm gặp, căn bệnh này mang đến những nguy cơ nặng nề cho sức khỏe. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi với một phác đồ điều trị bằng kháng sinh. Đừng cho con uống bất kỳ loại thuốc nào cho đến khi bé đã được bác sỹ thăm khám.

Câu 9/10: Bé 5 tháng bị cháy nắng. Nên làm gì đây?

a. Gọi ngay cho bác sỹ.

b. Bôi ngay sáp vaseline cho bé

c. Cho bé uống thuốc giảm đau

Đáp án: Câu a. Theo các chuyên gia, các bố mẹ có con dưới 1 tuổi cần chú ý đưa con đi bệnh viện khi bé bị cháy nắng. Đừng bôi bất cứ sản phẩm nào có nguồn gốc từ dầu hỏa lên da bé. Những chất này ngăn cản sự bốc hơi của mồ hôi và sự tỏa nhiệt của cơ thể, khiến tình trạng tồi tệ hơn. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc dùng thuốc giảm đau cho bé.

Câu 10/10: Bé thức dậy với đôi mắt đầy ghèn và đỏ. Mẹ nên:

a. Gọi bác sỹ ngay

b. Lau ghèn bằng khăn

c. Nhỏ thuốc mắt cho bé

Đáp án: Câu a. Hãy đưa bé đến gặp bác sỹ để được kiểm tra. Tùy theo triệu chứng mà bác sỹ sẽ cho bé sử dụng kháng sinh hoặc hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con và để bệnh tự khỏi. Nếu nguyên nhân là do dị ứng, mẹ sẽ cần loại bỏ các tác nhân dị ứng ra khỏi môi trường sống của con, chẳng hạn như lông mèo, bụi bẩn, bụi vải… Nhiễm trùng mắt cũng rất dễ lây nên mẹ cần rửa tay sạch trước mỗi khi chăm sóc bé. Không bao giờ nhỏ thuốc mắt cho bé khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ, mẹ nhé.

 

Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.