Vệc bé bị rối loạn tiêu hóa thường không phải là vấn đề lớn. Ngay cả việc thay đổi loại sữa đang dùng, thử một loại thực phẩm mới hay thay đổi nếp sinh hoạt đều có thể gây ra các vấn đề như sôi bụng, đau bụng, đi phân sống hoặc táo bón. Có rất nhiều cách để mẹ xử lý nhanh những triệu chứng khó chịu và giúp bé “nhẹ bụng”.
Bé bị rối loạn tiêu hóa có những triệu chứng gì?
Đau bụng: Bé bị rối loạn tiêu hóa thường bị đau ở khu vực ổ bụng. Cơn đau có thể nặng hoặc nhẹ. sẽ khóc khi bị đau bụng, trẻ lớn hơn có thể cáu kỉnh, lăn lộn, ngủ không ngon giấc,…
Ói mửa: Rối loạn tiêu hóa có thể được biểu hiện qua tình trạng trớ sữa nhiều hoặc tiết nước bọt bất thường. Mẹ nên để ý xem bé nôn ra những gì. Nnếu bé bị nôn nhiều hoặc nôn ra dịch có màu xanh, vàng, mẹ nên đưa bé đi khám ngay.
Đi ngoài liên tục: Bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức trung bình đi ngoài mỗi ngày từ 1-3 lần phân vàng là bình thường. Nếu bé đi ngoài trên 3 lần lần một ngày và phân rất lỏng, chứa nhiều nước, mẹ nên tích cực cho con uống bù nước và theo dõi. Đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước làm cho bé mệt mỏi. Mẹ nên theo dõi để cho bé đi xét nghiệm phân.
Sự thay đổi trong số lần đi tiêu và ở phân bé thải ra đều là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa
Táo bón kéo dài: Số lần đi tiêu của bé ít hơn bình thường, phân viên thành từng cục cứng, khô, màu có thể sẫm hơn bình thường. Táo bón kéo dài có thể gây ra hiện tượng bị trĩ nội, trĩ ngoại, viêm trực tràng…
Massage là một cách chữa táo bón cho bé rất hiệu quả. Không chỉ phát huy tác dụng khi bé đang bị táo bón, việc massage hằng ngày còn ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại
Trào ngược dạ dày thực quản: Là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thể hiện sự chưa trưởng thành của hệ tiêu hóa.
Đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng: Bé thường quấy khóc về đêm, biếng ăn, bỏ bú, dễ bị nôn, bụng căng to hơn bình thường.
Mẹ nên làm gì khi bé bị rối loạn tiêu hóa?
Massage bụng bé 15 phút mỗi ngày với dầu tràm: Đây là một cách tốt để giúp con “đuổi” những khó chịu ở hệ tiêu hóa. Mẹ nên dành một chút thời gian buổi sáng, sau khi làm vệ sinh cá nhân cho bé để massage bụng cho con.
Cách làm: Mẹ nên massage lúc bé chưa ăn gì hoặc chưa bú, hoặc cách bữa ăn tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Đặt bé nằm ngửa trên giường, dùng 2 bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng quanh bụng bé với tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp theo chiều kim đồng hồ. Việc massage giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, kích thích nhu động ruột, giảm đầy hơi khó tiêu và cực kỳ “nhạy” đối với bé đang bị táo bón.
Giúp bé vận động nhiều cho hệ tiêu hóa khỏe: Khi bé lười vận động, đồng nghĩa với hệ tiêu hóa cũng chuyển hóa thức ăn chậm. Mẹ nên cổ vũ bé tích cực tham gia các trò chơi vận động. Mẹo này rất hiệu quả, đặc biệt với các trường hợp bé bị đầy hơi, khó tiêu, ăn không hấp thụ,một thời gian dài không lên cân. Các bé còn nhỏ chưa biết đi, mẹ có thể giúp bé thực hiện động tác “đạp xe đạp”. Phương pháp này giúp giảm ợ hơi, khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt, giúp bé ăn ngon miệng.
Lá ổi non chữa tiêu chảy: 10 lá ổi non giã nát lấy nước, pha với khoảng 20ml nước ấm, cho thêm một chút muối và cho bé uống. Một cách khác là sắc nước lá ổi trong khoảng 30 phút rồi cho bé uống.
Thực phẩm nhuận tràng cho bé táo bón: Với bé đã ăn dặm nên cho ăn rau củ, trái cây giúp nhuận tràng như : đu đủ chín, rau lang, khoai lang, chuốt tiêu, canh mùng tơi, rau lang…và uống nhiều nước. Với các bé đang bú mẹ, mẹ nên ăn uống đầy đủ chất nhất là chất xơ và uống nước nhiều để bé hấp thu tốt giúp dễ tiêu hơn.
Nước gạo lứt rang chữa đầy hơi, trào ngược dạ dày: Mẹ rang khoảng 20g gạo lứt,nấu với 300-500ml nước cho bé uống cả ngày.
Ngoài ra, mẹ đừng quên áp dụng những lời khuyên sau để bé ít bị rối loạn tiêu hóa hơn:
- Cho bé ăn các thức ăn dễ tiêu.
- Hạn chế tinh bột và các loại thức ăn giàu chất béo đối với các bé đang bị táo bón.
- Hạn chế thực phẩm bột đường và chất xơ đối với bé đang tiêu chảy.
- Chia nhỏ các bữa ăn đối với các bé bị tào ngược dạ dày, đầy hơi khó tiêu.