Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị hóc xương cá

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị hóc xương cá

Không phải bé nào cũng biết diễn đạt tình trạng hóc xương, nên mẹ cần tinh ý để biết con có bị tai nạn này hay không. Khi bé bị hóc xương cá, mẹ có thể bắt gặp những biểu hiện như:

  • Khi đang ăn bỗng nhiên thấy trẻ đột ngột la khóc.
  • Bé dùng tay gạt thức ăn khi mẹ đút.
  • Bé thường chảy dãi nhiều do không nuốt được nước bọt.
  • Bé, khó nuốt, nuốt đau, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
  • Ngoài ra, có trường hợp bé tắt tiếng hoặc khàn tiếng do xương hóc vào thanh quản, tuy nhiên, đây chỉ là trường hi hữu.

    Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị hóc xương cá

    Trẻ bị hóc xương cá thường bị đau nơi cổ họng và không muốn ăn uống gì cho đến khi xương cá được lấy ra

Phải làm gì khi trẻ bị hóc xương cá?

Khi thấy dấu hiệu trẻ hóc xương cá, mẹ nên xử lý bằng các bước sau:

  • Trấn an trẻ: Khi con bình tĩnh, mẹ mới có thể tiến hành các bước tiếp theo.
  • Tìm nơi hóc xương: Mẹ yêu cầu trẻ há miệng to ra, dùng đến pin rọi vào cổ họng của trẻ và quan sát vị trí của xương mắc trong cổ họng của trẻ.
  • Gắp xương cá ra: Nếu trường hợp trẻ há miệng ra thấy được xương cá thì mẹ có thể dùng kẹp để gắp ra. Trong trường hợp không thấy xương cá và bé quá đau thì nên đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý.

Với trường hợp trẻ hóc xương cá nhỏ, bạn có thể dùng ngón tay sạch sẽ của mình cho vào miệng của bé chặn lưỡi lại, lúc này trẻ sẽ nôn ói và xương cũng trôi ra ngoài.

Trong trường hợp bạn không thể biết bé bị hóc xương cá to hay nhỏ hoặc biết chắc là xương cá to thì bạn không nên làm gì vì sẽ làm nguy hiểm trẻ mà nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý.

Mẹo chữa hóc xương cá ở trẻ em

Dưới đây là một số mẹo chữa hóc xương cá dân gian mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, không thể chắc chắn chúng sẽ hiệu quả trong trường hợp cụ thể của bé nhà bạn.

Cho trẻ ngậm viên vitamin C: Khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ có thể cho trẻ ngậm 1 viên vitamin C. Sau một lúc, xương cá sẽ mềm ra và trôi xuống cổ.

Ngậm vỏ cam: Trẻ bị hóc xương cá, mẹ có thể cho trẻ ngậm vỏ cam trong miệng. Sau một lúc, hoạt chất trong vỏ cam sẽ làm mềm xương cá và xương sẽ tự trôi xuống cổ.

Dùng hạt tiêu xay để gần mũi bé: Mùi tiêu cay sẽ làm bé nhảy mũi, hắt hơi mạnh, xương cá sẽ văng ra ngoài. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng khi bé bị hóc xương nhỏ và ở vị trí không sâu.

Ngậm nước lá hẹ: Đối với trẻ bị hóc xương làm cổ họng bị sưng, khó nuốt, bạn có thể dùng lá hẹ rửa sạch, giã nhuyễn, lấy nước cốt nhỏ vào cổ họng của trẻ vài giọt cho bé ngậm vài phút.

Mẹ không nên chỉ cho bé cách nuốt một miếng cơm lớn để đẩy xương cá chui xuống cổ. Cách này có thể khiến bé mắc nghẹn, làm xương càng đâm sâu vào họng và có thể gây tổn thương nặng cho bé. Những cách chữa hóc xương cá theo mẹo dân gian không có hiệu quả trong trường hợp bé bị hóc xương ở sâu trong cổ họng và kích thước xương cá lớn hoặc trong trường hợp mẹ không xác định được vị trí bị hóc xương. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên nhờ các bác sĩ kiểm tra và giúp bé lấy xương ra ngoài.

Cách phòng ngừa trẻ bị hóc xương cá

Cá là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển như protein, các axit béo omega-3, 6 và nhiều dưỡng chất khác, vì thế đây là món ăn không thể thiếu trong . Tuy nhiên, cá thường có nhiều xương, vì vậy khi cho trẻ ăn, mẹ cần lưu ý một số điểm sau để tránh những tai nạn tiếc:

  • Mẹ nên cho trẻ ăn những loại cá lớn, ít xương, và cá có xương lớn để dễ gỡ.
  • Nên lọc xương cá trước khi nấu. Sau khi nấu chín, mẹ cần kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn không còn xương dăm nhỏ trong cá.
  • Một cách khác để giảm tình trạng trẻ bị hóc xương là mẹ hầm cá thật nhừ và làm rục xương cá trước khi cho con ăn.
  • Mẹ nên dặn dò đối với trẻ lớn mỗi khi trẻ ăn cá và với trẻ nhỏ mẹ phải gỡ xương kỹ càng rồi mới cho trẻ ăn.
  • Với các bé lớn, mẹ cũng nên dạy trẻ cách nhằn xương khi ăn cá.