-
Nguy cơ và tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm mẹ cần biết
Bước sang tháng thứ 5, cơ thể bé có nhiều thay đổi về cân nặng nên cần được bổ sung nguồn dinh dưỡng nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn lo lắng không biết phải cho trẻ ăn dặm như thế nào, ở thời điểm nào thì tốt nhất. Cho trẻ ăn dặm trễ thì sợ bé không được cung cấp nguồn dinh dưỡng dầy đủ cho sự phát triển thể chất và tinh thần còn nếu quá sớm cũng gây những tác hại tiêu cực đến trẻ. Để giúp mẹ xoa tan những nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây Mẹ Tròn sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết trong thời kỳ cho trẻ ăn dặm mà mẹ cần biết.
Nguy cơ và tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm mẹ cần biết
Bước vào khoảng giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, cơ thể bé đã sẵn sàng cho việc tiếp nhận nguồn dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để phát triển toàn diện trong giai đoạn cần nhiều năng lượng hơn. Các bác sĩ phụ khoa cho biết, khi còn ở trong bụng mẹ bé nhận được nguồn sắt tự nhiên đủ cho sự phát triển của mình trong 6 tháng đầu sau khi chào đời. Do đó, đến tại thời điểm 6 tháng tuổi nguồn sắt trong cơ thể đã hết, bé bước vào giai đoạn phát triển cần được cung cấp năng lượng nhiều hơn qua việc bổ sung chất sắt từ một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý, đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm rau củ và trái cây, nhóm chất béo. Tuy nhiên, khi cho bé ăn dặm mẹ nên chú ý thời điểm phù hợp với từng bé, không nên cho bé ăn quá sớm hoặc quá trễ để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
Nguy cơ và tác hại trong việc cho trẻ ăn dặm sớm
Tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm
Nhiều mẹ lo lắng rằng bé yêu của mình không có đủ nguồn dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển nên đã nổ lực cho bé ăn dặm từ rất sớm, có thể từ lúc trẻ mới được 3-4 tháng tuổi. Điều này là một sai lầm nghiệm trọng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy ở trẻ.
Cho trẻ ăn dặm sớm dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Nguy cơ của việc cho trẻ ăn dặm sớm
Hiện nay, có rất nhiều mẹ cho con mình ăn bột sớm vì nghĩ rằng nguồn dinh dưỡng có trong bột sẽ giúp bé mau lớn, bụ bẫm, phát triển về thể chất và trí tuệ.
Nhiều mẹ cho bé ăn bột sớm với mong muốn con được khỏe mạnh, mau lớn
Bên cạnh đó cũng có một số mẹ nghĩ rằng bé 3-4 tháng tuổi không thể hấp thụ được các sản phẩm bột được chế biến sẵn trên thị trường nên tự nấu nước cháo hay nước cơm cho con tập ăn với mong muốn rằng nó lỏng nên bé dễ tiêu hóa. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, dù là cháo hay bột thì chỉ nên cho trẻ bắt đầu cho trẻ ăn dặm tùy 4-6 tháng tuổi tùy vào nhu cầu năng lượng của mỗi bé. Tốt nhất, nên hỏi trực tiếp bác sĩ về thời điểm ăn dặm của con. Một số bé sinh non được khuyên nên bắt đầu ăn dặm muộn hơn.
Một số mẹ tự nấu nước cháo, nước cơm cho bé ăn dặm sớm cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ
Do đó, không nên cho trẻ ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi) dù là bất cứ loại thực phẩm nào, bột hay nước cơm, nước cháo. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bé bị tiêu chảy, nôn trớ, táo bón, đi ngoài phân sống. Vì khi chào đời, bé chỉ quen tiêu hóa sữa, mẹ cho bé ăn dặm quá sớm khiến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé bị quá tải dẫn đến các tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Cho bé ăn dặm sớm bé có thể bụ bẫm nhưng dễ bị suy dinh dưỡng. Khi chúng ta cho trẻ ăn dặm, trẻ sẽ có cảm giác no bụng và giảm cảm giác thèm bú, biếng bú sữa mẹ. Như chúng ta đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ, trong khi đó tinh bột từ các thức ăn cho bé ăn dặm không thể thay thế nguồn dinh dưỡng dồi dào như sữa mẹ được. Nếu bé ăn nhiều tinh bột và bú kém sẽ gây nên hiện tượng bụ bẫm nhưng thực tế cơ thể bé thiếu chất trầm trọng. Ăn nhiều bột còn gây tình trạng loạn chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu, gây còi xương.
Cho trẻ ăn dặm sớm bé có thể bụ bẫm nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng do cơ thể thiếu chất
Đối với một số bé cơ địa dễ dị ứng, nếu cho ăn dặm sớm còn làm tăng nguy cơ dị ứng ở bé. Kèm theo dị ứng là đau bụng và tăng tỷ lệ bị bệnh chàm.
Những dấu hiệu để mẹ nhận biết là bé muốn ăn dặm
Sau khi bạn cho bé bú no sữa, em bé vẫn còn quấy khóc và đòi bú thêm.
Bé có vẻ không muốn đợi cho đến lần bú kế tiếp và có những dấu hiệu trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
Bé thường hay đòi bú đêm.
Những giấc ngủ của bé ban ngày cũng trở nên thất thường, có thể ngủ không yên hoặc thức giấc giữa chừng, dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
Bé trông rất hứng khởi khi nhìn thấy bạn ăn và muốn đưa tay với lấy những thức ăn mà bạn đang cầm.
Mẹ cần chú ý quan sát nếu bé có những dấu hiệu thèm ăn thì nên cho trẻ ăn dặm
Công thức ăn dặm cho trẻ theo tháng tuổi cho mẹ
Mẹ có thể tập cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn và từ ít đến nhiều theo công thức sau:
Bé từ 6-7 tháng tuổi: mỗi ngày 1 bữa bột lỏng 100 – 200ml
Bé từ 8-9 tháng tuổi: mỗi ngày 2 bữa bột đặc khoảng 200ml
Bé từ 10-12 tháng tuổi: mỗi ngày 3 bữa bột đặc 200-250ml
Bé từ 12-24 tháng tuổi: mỗi ngày 3 bữa cháo 250 – 300ml
Bé từ 24 tháng tuổi trở đi: có thể cho bé ăn cơm cùng với gia đình
Mẹ có thể tập cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn và từ ít đến nhiều theo độ tuổi phát triển của bé
Trên đây là những kiến thức cơ bản trong giai đoạn tập ăn dặm cho bé mà mẹ cần biết, truy cập thường xuyên vào để có được nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé!
Xem các sản phẩm xe đẩy cao cấp cho em bé tại đây: <<>>
Nguy cơ và tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm mẹ cần biết
- T4, 03 / 2017