Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

  • Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Cho bé từ 5 đến 6 tháng tuổi ăn dặm trong lần đầu tiên cần thực hiện chế độ ăn đúng theo chuẩn dinh dưỡng, cần cung cấp đủ 4 nhóm chất trong các bữa ăn hàng ngày, gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất…

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Từ 5 đến 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu làm quen với những muỗi ăn dặm đầu tiên. Để đồng hành cùng bé yêu trong giai đoạn này, mẹ cần chuẩn bị thực đơn hàng ngày vừa đầy đủ các chất dinh dưỡng vừa làm bé luôn hứng thú với những bữa ăn. Việc này chắc chắn sẽ làm mẹ bận rộn hơn và đôi khi cảm thấy một chút “áp lực”. Cùng thiết lập thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 đến 6 tháng tuổi từ những gợi ý của chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra những thực đơn phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của bé.

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

     

    Thời điểm có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm

    – Thường đến 5- 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có biểu hiện thích thú khi cho các thức ăn không phải là chất lỏng vào miệng. Đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn thiện hơn, có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc. Vì thế, đây là thời điểm thích hợp nhất để các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

    – Nếu cho ăn sớm, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột, gây mệt cho bé. Các mẹ nên lưu ý điều này.

    – Ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là bệnh tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, yếu tố tăng cường miễn dịch và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sữa mẹ.

    – Ngoài ra, ít mẹ hiểu rõ rằng: Các loại ngũ cốc, rau quả từ thức ăn bổ sung cũng có thể làm hạn chế việc hấp thụ sắt trong sữa mẹ, khiến trẻ bị thiếu máu.

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Thường đến 5- 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có biểu hiện thích thú khi cho các thức ăn không phải là chất lỏng vào miệng

     

    Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm từ 5 đến 6 tháng tuổi

    – Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm như sau:

    – Nhóm cung cấp bột đường: sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.

    – Nhóm cung cấp chất đạm: thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Với trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu cao nên cho trẻ ăn trứng gà hằng ngày nếu trẻ thích ăn để tận dụng một nguồn cung cấp đạm động vật ngon bổ rẻ.

    – Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

    – Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho bé

     

    Cách cho trẻ ăn dặm khoa học, đúng đắn

    – Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…

    – Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.

    – Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…

    – Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Cho trẻ ăn dặm bằng các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ

     

    Giới thiệu một số thực đơn ăn dặm cho trẻ

    Bột đậu xanh

     Bột gạo tẻ: 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)

     Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)

     Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát

     Mỡ ăn (dầu ăn):  1 thìa cà phê

     Nước: 1 bát con

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Bột đậu xanh

     

    Bột tôm

     Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)

     Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)

     Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa

     Mỡ (dầu ăn): 1 thìa

     Nước 1 bát con

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Bột tôm

     

    Bột trứng

     Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)

     Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam)

     Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê

     Nước: 1 bát con

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Bột trứng cho bé ăn dặm

     

    Bột thịt

     Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)

     Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)

     Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê

     Nước: 1 bát con

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Bột thịt

     

    Bột cá

     Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)

     Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)

     Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê

     Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê

     Nước: 1 bát con

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Bột cá

     

    Bột gan (gan gà, gan lợn)

     Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)

     Gan (gà, lợn)  băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)

     Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê

     Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê

     Nước: 1 bát con

    Thiết lập chế độ ăn dặm khoa học lần đầu tiên cho trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi

    Bột gan

     

    Bên cạnh việc ăn bột, trẻ cũng cần được ăn trái cây. Mỗi ngày các mẹ nên cho trẻ ăn một bữa trái cây nguyên chất để tận dụng nguồn chất xơ, một bữa nước ép. Đặc biệt, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng quý báu cho trẻ nên cần phải duy trì việc cho trẻ bú thường xuyên.Trường hợp mẹ ít sữa, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức. Chúc thiên thần nhỏ nhà bạn luôn phát triển một cách khỏe mạnh.

     

Xe đẩy em bé Nhật Bản