Bệnh viêm mũi ở trẻ dễ lây lan vào những lúc chuyển mùa nên các mẹ cần chú ý phòng tránh
Viêm mũi cấp tính
Định nghĩa: Viêm mũi cấp tính là bệnh do bị cảm lạnh gây ra, bệnh có tính lây truyền nhanh và ít ai tránh được bệnh này. Bệnh viêm mũi cấp tính thường gặp nhất vào những ngày thời tiết chuyển mùa.
Biểu hiện bệnh: Lúc đầu con bị ngứa mũi, hắt hơi từng cái liên tục. Sau đó, con sẽ thấy nặng đầu và nhức mỏi tay chân, tiếp theo là bị sốt khoảng 38.5 độ (cặp thuỷ) hoặc 38 độ (đo nhiệt độ qua tai). Ban ngày thì ngủ lim dim, ban đêm thì quấy khóc. Nếu bé sơ sinh bị viêm mũi cấp tính sẽ bị khó thở và sung huyết hốc mũi, ứ đọng nhiều dịch tiết trong mũi.
Chuyển biến bệnh: Nếu viêm mũi cấp tính trở nặng, con sẽ khó bú, đôi khi ngạt thở đến tím tái và giãy giụa, khóc thét lên. Có trẻ còn bị đi ngoài, tiêu chảy, nôn trớ nhiều và gầy hẳn đi. Bệnh sẽ thuyên giảm sau 3 – 7 ngày nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.
Điều trị: Việc đầu tiên là giữ ấm cho con, dùng dụng cụ hút mũi làm thông dịch tiết trong mũi bé. Sau đó, nhỏ thuốc co mạch như adrénaline 0,1%. Với bệnh viêm mũi cấp tính này thì không thể dùng kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng trị viêm mũi này, tuy nhiên nếu bác sĩ có kê kháng sinh trong toa thì có thể bé đang bị chuyển biếm bệnh sang các biến chứng nguy hiểm.
Phòng tránh: Các mẹ cần giữ ấm cho con, tránh bế bé đi chơi đêm, tránh nơi gió lùa và hạn chế cho người lạ ôm hôn con. Nếu phát hiện trẻ nào bị bệnh thì nên cho con mình cách ly với trẻ đó, làm sạch mũi con bằng cách nhỏ NaCl 0.9% hoặc xịt mũi bằng nước biển sâu, giúp mũi con thông thoáng và tránh bị virus xâm nhập.
Viêm mũi đặc hiệu ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi do lậu: Nếu mẹ bị bệnh lậu khi sinh bé thì nguy cơ là vi khuẩn lậu sẽ truyền từ mũi đến hốc mắt của con. Bệnh sẽ bắt đầu từ 3 – 4 ngày sau sinh. Mũi và môi có vẻ đỏ và sưng lên. Mẹ sẽ thấy mủ vàng và xanh chạy ra từ mũi. Hai mí mắt sưng mọng, chảy mũ vàng. Điều trị tại chỗ thì làm sạch mủ mũi và nhỏ thuốc chứa penicillin cách 3 giờ một lần. Phòng bệnh: nhỏ Acgyrol 1% vào mũi cho con sau sinh
Viêm mũi do bạch cầu: Bệnh diễn biến âm thầm và chuyển sang tình trạng nhiễm độc hoặc suy nhược cơ thể. Dịch mũi làm tắt đường thở và dịch nhầy ra máu. Mũi và môi có vẻ bị đóng vẩy. Đôi khi mẹ sờ thấy hạch nhỏ ở cổ và sờ vào thì con đau. Con không sốt cao nhưng da xanh tái, biếng chơi và ít đòi bú. Bác sĩ sẽ điều trị bằng cách tiêm huyết thanh chống bạch hầu kết hợp với điều trị kháng sinh tiêm toàn thân; kháng sinh tại niêm mạc mũi đồng thời sử dụng các vitamin nhóm B và thuốc chống trụy tim mạch nếu trẻ mệt nặng.
Viêm mũi giang mai: Cũng như viêm mũi lậu, khi người mẹ bị bệnh giang mai thì hãy điều trị bệnh này trước khi bắt đầu có bé. Vì nếu không điều trị mà cố gắng sinh bé ra thì khiến bé bị viêm mũi giang mai rất khó điều trị. Bệnh sẽ bắt đầu sau 30 ngày bé chào đời. Bệnh diễn tiến âm thầm, chỉ có mũi con khó thở ngày càng tăng. Dịch mũi chảy ra hôi tanh và đôi khi kèm theo máu. Môi trên sưng húp và đỏ. Nếu không điều trị kịp thể sẽ trở nặng, sụn và xương sẽ bị hoại tử. Bác sĩ sẽ điều trị với việc nhỏ mũi bằng thuốc chứa kháng sinh penicillin kết hợp kháng sinh này tiêm toàn thân.
Minh Trang
Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.