Viêm amidan ở trẻ nhỏ: Cẩn thận vẫn hơn

Amidan là cơ quan nằm bên trong cổ họng, có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể qua đường miệng và đường hô hấp. Khi phải chống lại vi khuẩn bên ngoài, bản thân amidan có thể sẽ sưng lên và bị nhiễm trùng dẫn đến viêm. Tình trạng này hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và yếu hơn so với người trưởng thành.

Viêm amidan ở trẻ nhỏ: Cẩn thận vẫn hơn

Viêm amidan là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

1/ Vì sao bé bị viêm amidan?

Nguyên nhân

– Thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh làm cho trẻ dễ bị cảm, sức đề kháng yếu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus tấn công gây viêm amidan.

– Cấu tạo của amidan có nhiều hốc, khe làm cho thức ăn dễ bị ứ đọng gây viêm nhiễm và là nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn gây bệnh.

– Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé không đảm bảo, chế độ dinh dưỡng kém ảnh hưởng hệ miễn dịch tạo cơ hội cho bệnh bùng phát.

– Trẻ giữ vệ sinh không sạch sẽ, không thường xuyên rửa tay, khi chơi tay bị bẩn sau đó cho vào miệng. Làm cho vi khuẩn tấn công ồ ạt, amidan phải làm việc liên tục để bảo vệ cơ thể nên amidan cũng có thể sẽ bị viêm và sưng tấy.

– Ngoài ra, bệnh còn do một số loại virus gây ra như Adenovirut, Rhinovirut, sởi, ho gà….Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, hemophilus influenzae, phế cầu…

Bé ở độ tuổi mẫu giáo dễ bị viêm a-mi-đan nhất
Viêm a-mi-đan là bệnh dễ gặp ở bất kỳ tuổi nào, tuy nhiên hay gặp ở trẻ em, nhất là bé trong độ tuổi từ 3 – 6. Bệnh có thể gây ra do virus hay vi khuẩn. 80% trẻ bị viêm hô hấp trên có thể bị viêm a-mi-đan. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, nhất là…

2/ Nhận diện bệnh như thế nào?

Bé bị viêm amidan có các biểu hiện dễ phát hiện và nhận biết. Mẹ có thể qua sát hoặc hỏi trực tiếp bé cưng.

– Giọng nói của trẻ bị thay đổi, khàn, khó nghe và đôi khi bị mất tiếng, hơi thở có mùi khó chịu.

– Trẻ bị đau tai, đâu đầu, sốt. Khi nhìn vào bên trọng cổ họng mẹ sẽ thấy bị sưng đỏ, có một lớp phủ màu trắng hoặc vàng trên amidan.

– Trẻ luôn cảm thấy ngứa rát cổ họng, đâu khi nuốt, đôi khi còn bị nôn khi ăn, đau bụng.

– Nếu bé bị viêm amidan nặng có thể bị ngáy ngủ, thở bằng miệng khi ngủ.

– Cảm giác miệng luôn bị khô, đắng, lưỡi có màu trắng, góc hàm có thể bị nổi hạch.

Khác với chứng viêm họng thông thường, viêm họng do liên cầu khuẩn có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

3/ Cách phòng bệnh viêm amidan cho trẻ

– Điều đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Dùng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi để vệ sinh mũi họng khi bé bị sổ mũi.

– Với bé dưới 1 tuổi bị amidan, mẹ nên rơ lưỡi cho bé thường xuyên bằng gạc y tế.

– Hướng dẫn cho bé đánh răng đúng cách, đánh răng sau ăn và trước khi đi ngủ.

– Chú ý giữ ấm cho bé khi thời tiết chuyển mùa. Quan trọng nhất là giữ ấm phần cổ và chân tay.

– Không nên dùng máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp.

– Tránh cho bé đến những nơi có nhiều khói, bụi bẩn.

– Hạn chế cho bé thức ăn lấy trực tiếp từ trong tủ lạnh như trái cây, kem, yaourt…Không nên ăn, uống thực phẩm chung với đá lạnh.

4/ Có nên cắt amidan cho trẻ?

Nhiều mẹ có quan niệm nên cắt amidan sớm để giúp bé phòng chống được các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bảo vệ sức khỏe con tốt hơn. Tuy nhiên, quan niệm này không hẳn đã đúng đâu mẹ nhé! Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và còn non yếu, amidan chính là cơ quan phòng vệ tốt nhất trong hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nếu bé lớn nhanh khỏe mạnh, amidan trắng hồng, không bị viêm nhiễm mãn tính, mẹ không nên cho bé cắt amidan.

Đối với những bé bị viêm amidan cấp, amidan bị nhiễm trùng và mưng mủ, bệnh tái phát nhiều lần hoặc gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, ngủ ngáy, khó thở nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn phù hợp.

Khi nhiệt độ xuống thấp, thời tiết trở lạnh thì số lượng trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất là viêm họng ngày càng tăng.