Thông thường, các trường hợp nhiễm bệnh do virut thuờng tự khỏi sau 7 đến 10 ngày
1/ Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm đường dẫn khí lớn đến phổi. Khi con bạn bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm, hay nhiễm trùng xoang, loại vi rút gây ra các triệu chứng trên có thể lây lan đến phế quản. Một khi vi trùng tập trung ở đó, đường hô hấp sẽ trở nên sưng, viêm, thậm chí có chất nhầy.
Ngoài ra, viêm phế quản cũng có thể xảy ra do nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc bị , khói và bụi.
Trẻ em thường không bị viêm phế quản nhưng lại thường bị viêm tiểu phế quản. Tình trạng này xảy ra khi đường dẫn khí nhỏ trong phổi của bé (tiểu phế quản) bị bao quanh bởi chất nhầy và sưng lên. Cũng như viêm phế quản, nguyên nhân thường là do nhiễm virus – trong trường hợp này, đa phần là do virus hợp bào hô hấp (RSV).
2/ Triệu chứng là gì?
Đầu tiên con bạn có thể có triệu chứng cảm lạnh như viêm họng, mệt mỏi, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau nhức và sốt nhẹ (38 độ). Tiếp đến là ho, lúc đầu sẽ không có chất nhẩy nhưng dần có thể có dịch nhầy màu xanh hoặc vàng. Một vài bé có thể bịt miệng hoặc nôn mửa khi ho.
3/ Trường hợp nghiêm trọng
Ngực của bé có thể bị tổn thương hoặc cảm thấy khó thở và thở khò khè. Nếu viêm phế quản nặng, bé có thể sốt cao liên tục trong nhiều ngày và ho kéo dài trong vài tuần.
Liên tục hít phải khói thuốc trong nhà cũng khiến bé cưng bị viêm phế quản trong nhiều tháng liên tiếp. Đây gọi là viêm phế quản mãn tính (khác với viêm phế quản hay viêm phế quản cấp tính). Tốt nhất, mẹ nên đảm bảo bé không tiếp xúc nhiều với môi trường có nhiều người hút thuốc lá.
Thời tiết thay đổi thất thường, sáng nắng chiều mưa khiến cho bé dễ bị cảm lạnh. Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp bạn phòng tránh cảm lạnh cho bé trong mùa mưa này.
4/ Khi nào nên gọi bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp xảy ra đều do virut gây nên. Vì vậy, mẹ nên đưa bé đi thăm khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi và có triệu chứng viêm phế quản hoặc bệnh khác.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lắng nghe phổi của bé với một ống nghe. Họ có thể đặt một thiết bị vào cuối ngón tay của con để đo lượng oxy trong máu của bé (gọi là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu) hoặc chụp X-quang để đảm bảo con bạn không bị viêm phổi.
Thông báo với bác sĩ biết nếu con bạn ho nhiều hơn sau vài ngày hoặc sốt trong nhiều ngày hoặc . Nếu bé khò khè, ho hay ho ra máu, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ. Nghiêm trọng hơn, nếu bé có hiện tượng khó thở, mẹ phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
5/ Làm sao để chữa bệnh viêm phế quản?
Trà mật ong sẽ giúp con dễ chịu hơn
Thông thường các bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bé. Tuy nhiên, nếu bé bị bệnh do nhiễm virut, kháng sinh sẽ không có tác dụng gì nhiều. Tình trạng sẽ tự thuyên giảm trong 7 đến 10 ngày. Một số cách dưới đây giúp mẹ giảm bớt một số triệu chứng khó chịu cho con:
– Cho bé uống nhiều nước, khoảng 8 đến 10 ly nhỏ mỗi ngày. Nó sẽ giúp giảm nghẹt mũi và ngừa tình trạng mất nước.
– Đặt máy tạo độ ẩm phun sương quanh bé suốt cả ngày, đặc biệt nếu bạn sống trong khu vực có khí hậu khô. Làm ẩm không khí có thể giúp bé dễ thở hơn. Nhớ đảm bảo làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giữ cho máy sạch sẽ. Khi bẩn, thiết bị có thể lây lan mầm bệnh qua không khí.
– Làm vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước muối để giảm nghẹt. Chỉ cần nhỏ 1 đến 2 giọt vào mũi bé, sau đó hút nó ra với ống bơm.
– Khuyến khích bé nghỉ ngơi nhiều.
– Thời tiết lạnh, bụi và khói có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ. Do đó, mẹ nên đảm bảo căn phòng của bé sạch sẽ, ấm áp và không khói thuốc để bé nhanh hồi phục.
– Để bé dễ thở hơn, ẵm bé lên khi bé nghỉ ngơi và ngủ.
– Để hạ sốt và làm bé dễ chịu, . Nhớ đừng bao giờ dùng aspirin, mẹ nhé!
– Cũng đừng cho bé uống thuốc trị ho. Bạn có thể không thích nghe tiếng ho của con nhưng chất nhầy khi ho giúp con khỏe hơn. Để làm dịu cổ họng và cơn ho một chút, mẹ có thể cho bé nuốt hoặc uống một chút mật ong cùng trà ấm. Tuy nhiên, không được cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong, vì có thể gây nguy hiểm chết người.
– Nếu con của bạn bị suyễn, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giãn phế quản để mở rộng đường hô hấp hoặc một loại thuốc corticosteroid để giảm bớt tình trạng viêm.
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khiến cha mẹ lo lắng và mệt mỏi không ít, nhất là khi bé cứ vật vã trong đêm và khóc ngằn ngặt đòi dỗ dành. Sau đây là vài “chiêu” mẹ có thể áp dụng để giảm triệu chứng bệnh và giúp con nhanh hồi phục.
6/ Ngăn ngừa viêm phế quản
– Tránh tiếp xúc với người bệnh, rửa tay thường xuyên và một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh.
– Một khi con được 6 tháng tuổi, một mũi chích ngừa cúm hàng năm cũng sẽ giúp phòng ngừa viêm phế quản phần nào.
– Tránh xa khói thuốc là cũng là một cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
>>> Những chủ đề liên quan:
MarryBaby
Xe đẩy em bé cao cấp được cung cấp ở Xe Đẩy Em Bé Nhật Bản là xe cho bé nội địa Nhật Bản.Xe đẩy em bé được thanh lý với nhiều mức giá hấp dẫn cho nhiều mẫu mã xe khác nhau với chất lượng như một xe mới.