Viêm phổi mùa hè: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Trong những ngày hè nắng nóng, dù người lớn hay trẻ nhỏ, nhu cầu giải nhiệt cơ thể cũng đều cần thiết. Tuy nhiên, nếu giải nhiệt không đúng cách, nguy cơ rước bệnh về nhà là rất cao, nhất là bệnh viêm phổi.

Khác với người lớn, khả năng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ môi trường của trẻ em khá em. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và nhiệt độ ngoài trời có thể gây sốc nhiệt. Hơn nữa, ngồi quá lâu trong phòng điều hòa sẽ làm bé cưng dễ bị khô da, khô họng, dẫn đến nguy cơ bị trên và gây viêm phổi nếu không được chăm sóc cẩn thận. Thói quen tắm nhiều lần trong ngày hoặc tắm quá lâu cũng là nguyên nhân làm trẻ dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi.

Viêm phổi mùa hè: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Khi thấy trẻ có biểu hiện thở khò khè, chảy nước mũi, mẹ nên nghĩ đến nguy cơ bé cơ thể bị bệnh viêm phổi

1/ Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi

– Sốt cao, dai dẳng: liên tục trong nhiều ngày cần đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra. Sốt cao sẽ gây co giật, mệt mỏi, mất nước…

– Thở nhanh: Với trẻ sơ sinh, nhịp thở của bé nhiều hơn 60 lần/ phút là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nhanh, nặng cần được cấp cứu ngay.

– Tím tái: Da nhợt nhạt, tím tái là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Đồng thời cũng cho thấy bệnh viêm phổi đã khá nghiêm trọng.

– Không phản ứng mắt hoặc không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Trong trường hợp này, mẹ nên đứa bé đến bác sĩ ngay.

Diễn biến của bệnh viêm phổi thường khá nhanh, chỉ trong 1-2 ngày và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Theo thống kê, viêm phổi ở trẻ em là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế, mẹ nên đặc biệt lưu ý.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở tất cả các nước trên thế giới. Ước tính trung bình mỗi năm có khoảng 1,4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do viêm phổi

2/ Chăm sóc và phòng ngừa bệnh

Tăng cường dinh dưỡng: Để hạn chế nguy cơ mất nước và chất điện giải do đổ nhiều mồ hôi trong thời tiết nắng nóng, mẹ nên cho bé uống thêm nước và ăn các loại trái cây, rau củ quả. Đây là cách đơn giản để cung cấp nước và dinh dưỡng cho cơ thể.

– Giải nhiệt đúng cách: Dù trời nóng, mẹ cũng nên hạn chế không cho trẻ dùng quá nhiều nước đá, hoa quả trong tủ lạnh, hoặc tắm quá nhiều lần, tắm quá lâu. Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý khi sử dụng máy điều hòa. Không để quạt máy chĩa thẳng vào người của trẻ.

Với những bé dưới 5 tuổi, mẹ không nên cho bé tắm bằng nước lạnh, nên sử dụng nước ấm để tránh nguy cơ cảm lạnh.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ: Nhắc bé rửa tay thường xuyên, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu bé có dấu hiệu thở khò khè hay chảy nước mũi, mẹ có thể rửa mũi cho bé hoặc cho bé súc miệng bằng nước muối loãng.

Trong trường hợp các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc, nhất là thuốc kháng sinh.

Cách cho bé uống thuốc rất quan trọng. Chỉ một chút sơ sảy thôi, bạn cũng có thể khiến bé con của mình đối diện với nguy cơ ngộ độc hoặc dị ứng nghiêm trọng. Thậm chí bệnh tình còn kéo dài và trở nên phức tạp hơn. Kiểm tra xem mình có thường mắc phải 6 lỗi sau không để chỉnh lại mẹ nhé!