Tại sao bé bị táo bón cách đề phòng

Tại sao bé bị táo bón cách đề phòng

Bé bị táo bón khiến mẹ lo sốt vó mà không biết phải làm sao. Nếu tình trạng này kéo dài, bé dễ rơi vào trạng thái chậm lớn, còi xương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ. Xe đẩy trẻ em Nhật Bản xin đưa ra một số kiến thức về căn bệnh phổ biến này để giúp mẹ nhận biết và phòng ngừa các trường hợp bé bị táo bón.

Nguyên nhân bé bị bón

Bé gặp khó khăn khi đi tiêu, đau rát và khóc nức nở. Nhất là khi khoảng cách giữa 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày. Bé bị táo bón rồi đó mẹ ạ. Ngoài các lý do liên quan đến thuốc và bệnh lý, đa số bé bị táo bón liên quan đến việc ăn uống, sinh hoạt hoặc yếu tố tâm lý.

Bé có thể bị táo bón do sữa công thức được pha không đúng tỷ lệ cho trẻ, mẹ bị táo bón cho con bú, thực đơn ăn dặm của bé ít chất xơ, bé có thói quen không ăn ít rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, hoặc uống ít nước.

Một số trường hợp bé bị táo bón do tâm lý nên thường cố ý “nhịn”, khiến đại tràng dãn to. Phân bị tích trữ trong nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài. Ngoài ra, do tác dụng của thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt…hoặc mắc các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn nên bé cũng rất dễ bị táo bón. Một số trường hợp khác khiến bé hay bị táo bón là trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị thiếu máu phải bổ sung vi sắt.

 

   Tại sao bé bị táo bón cách đề phòng

Bé bị táo bón tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm lớn

Điều trị táo bón cho bé

Tùy theo từng nguyên nhân mà ba mẹ áp dụng cách điều trị khác nhau, nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

  • Mẹ cho bé uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.
  • Trong trường hợp bé bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ kịp thời để có thể cắt cơn táo cho bé nhanh nhất có thể.
  • Mẹ chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh và quả chín từ nhỏ.
  • Nếu trẻ lớn thì mẹ không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê… thì mới có thể chấm dứt được tình trạng táo.
  • Mẹ chọn cho bé loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài). Đồng thời khi bé bị táo bón, mẹ cũng nên pha sữa loãng hơn bình thường.

Ngoài ra mẹ nên xoa bóp để kích thích nhu động cho bé. Mẹ có thể sử dụng thuốc nhuận tràng, men vi sinh hoặc vitamin C theo chỉ dẫn của bác sỹ. Mẹ cũng nhanh chóng điều trị các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu.

Nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được,  thì thụt tháo sẽ là biện pháp cuối cùng. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha mật ong tỷ lệ 5%. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mỗi lần thụt 100 ml, trẻ lớn hơn 1 tuổi thụt 200 ml.

[porto_widget_woo_products title=”Sản phẩm tốt cho bé” show=”onsale” orderby=”date”]